Vì Sao Bỏng Ngô Ở Rạp Chiếu Phim Luôn Đắt?

Tháng 3 năm 2012, Justin Thompson, một chuyên gia bảo mật 20 tuổi từ Livonia, Michigan, quyết định đến rạp để xem phim. Khi vào trong, anh ta đã đối mặt với “nỗi sầu thảm” mà ai ai cũng gặp phải mỗi khi đến rạp chiếu phim: quầy đồ ăn nhẹ với 1 ly bỏng ngô $8, cốc soda $6 và thanh kẹo $5.

Không còn lựa chọn khác, Justin đành phải mua đồ ăn nhẹ với 800% lãi. Khi bộ phim kết thúc, anh ta quay trở về nhà và kiện AMC (một chuỗi rạp chiếu phim lớn nhất ở Mỹ thời điểm đó) vì đã “thu phí quá mức cần thiết” đối với thức ăn nhẹ.

“Anh ta nhận một cú lừa”, luật sư của Thompson, ông Kerry Korgan, trả lời phỏng vấn cho trang The Hustle, “Thứ lỗi cho tôi, nhưng thực sự bạn có thể mua bỏng ngô với giá phải chăng ở các cửa hàng tiện lợi”

Vụ kiện sau đó đã bị bãi bỏ, nhưng nó cũng đã đặt ra một câu hỏi mà ai cũng mong muốn có câu trả lời: Thế quái nào mà đồ ăn nhẹ ở rạp chiếu phim lại có giá trên trời như vậy?

Quầy snack là cần câu cơm?

Trước khi tìm hiểu lý do tại sao thì hãy cùng nhìn lại số tiền mà chúng ta đã vung tay quá trán khi mua đồ ăn nhẹ ở rạp chiếu phim.

Thứ mà mọi người mua nhiều nhất ở quầy snack là bỏng ngô, hầu hết đều có giá là $8, tức là gần bằng một tấm vé xem phim ($9). Khi so sánh với giá ở thị trường thì bạn hoàn toàn có thể mua 1 túi bỏng ngô với giá là $1.69, rẻ hơn 7 lần so với bỏng ngô ở rạp chiếu phim. Chúng thu về 788% lãi cho các rạp chiếu phim.

Xem thêm  Tình hình dịch coronavirus, COVID-19 sáng ngày 28-3
Ảnh: Joe Raedle/Getty Images

Một ly ICEE ở rạp phim ($6.49) đắt gấp 4.4 lần so với 1 cốc Slurpee mua ở tiệm 7-Eleven với giá là $1.49 (mặc dù về cơ bản thì chúng giống nhau), và 1 cốc soda $5.99 đắt hơn 1 cốc soda mua ở cửa hàng. Hai thứ này đều lãi lên đến 558%. Hay một hộp M&M ở rạp phim ($4.79) có thể mua 3 hộp ở Walmart.

Tuy nhiên, sự thật là giá cả của các mặt hàng ấy lại không đơn giản như vậy

Rạp chiếu phim không giàu như bạn nghĩ

Khi rạp muốn công chiếu một bộ phim, họ sẽ phải chấp nhận chia một khoảng phần trăm tổng giá trị của tiền nhuận thu vé cho nhà sản xuất. Tỷ lệ này thường rất cao trong những tuần đầu công chiếu và giảm dần theo thời gian, và thường là sẽ rơi vào KHOẢNG 70%. Có nghĩa là, nếu như vé xem phim ở rạp khoảng $9, thì họ chỉ có thể thu về được $2.97, chưa kể đến những phụ thu khác họ cần phải trả.

Chủ rạp phim hoàn toàn có thể nâng giá của vé phim lên, tuy nhiên nó cũng không thu về nhiều hơn cho họ là mấy, bởi 70% số tiền bán được ấy sẽ lại quay về tay studio. Thay vào đó, họ cho rằng những bộ phim chỉ là một cách để câu kéo khách hàng ghé vào rạp phim của họ càng nhiều càng tốt, mặc dù họ có thể hòa vốn hoặc thậm chí là lỗ.

Thực tế, giá bán của vé xem phim không tăng nhiều trong vòng 90 năm trở lại đây. Quay lại thời điểm năm 1929, một tấm vé có giá là $0.35, và bây giờ là $9. Nếu điều chỉnh theo lạm phát, thì theo công bằng mà nói, giá vé tăng 108% khá hợp lý. Trái lại, giá bỏng ngô thì đã tăng vọt 1888% – gấp 10 lần so với số tiền đã tăng ở giá vé phim.

Xem thêm  10 nhà phát triển bất động sản hàng đầu Việt Nam

Có thể nói, nguồn thu của các rạp phim không kiếm được từ sản phẩm chính (vé phim), mà lại đến từ sản phẩm phụ là bỏng ngô và thức uống tại quầy đồ ăn nhanh.

“Nếu như chúng tôi không thu phí ở quầy đồ ăn cao như thế, thì giá của tấm vé để thưởng thức một bộ phim đã lên $20 rồi”.

(CEO của Regal Cinema, chuỗi rạp phim lớn thứ 2 nước Mỹ, trả lời phỏng vấn của tờ Los Angeles Times vào năm 2018)

Để tồn tại, tập đoàn Regal và các rạp phim khác đề tuân theo chiến lược kinh doanh của ngành: “Chỗ nào hoàn hảo để bán bỏng ngô, thì hãy xây rạp chiếu phim ở ngay chỗ đó”

Khi rạp chiếu phim trở thành sàn kinh doanh bỏng ngô

Ngoài vé xem phim, các sản phẩm còn lại (bỏng ngô, nước uống,…) đều do rạp chiếu phim giữ lại 100% doanh thu, không chia chác. Và số tiền này thu về lợi nhuận cao hơn rất nhiều.

Trang The Hustle đã xem qua báo cáo thường niên (2015-2018) của hai chuỗi rạp phim lớn nhất nước Mỹ (AMC và Cinemark) và phát hiện ra rằng số tiền thu được từ đồ ăn nhẹ bán tại quầy chiếm 30% tổng thu nhập, song nó cũng chiếm 45-50% tổng số tiền lãi.

Vào năm 2018, Cinemark đã kiếm được $1.8 tỷ từ việc bán vé xem phim và phải trả phí phát hành là $1 tỷ. Trái lại, số tiền họ kiếm được từ quầy đồ ăn nhanh lại lên tới $1.1 tỷ và chỉ mất $181 triệu cho tiền vốn, thu về 84% lãi. Không chỉ vậy, đồ ăn nhẹ tại quầy còn giúp các rạp phim chia làm hai nhóm là nhóm “khách sộp” và “khách thường”.

Bỏng ngô không phải là đấng cứu thế

Kể cả khi giá bỏng ngô là $8 và lãi lên tới 84%, hầu hết các rạp phim đều chưa thể sống một cuộc sống viên mãn.

“Tôi không làm giàu từ việc các bạn mua bỏng ngô và nước ngọt ở rạp phim. Tôi vẫn đang lái một chiếc van 26 năm tuổi”

(Ông Paul Turner, chủ rạp phim Darklife ở Covarllis, bang Oregon, Mỹ)

Ông cho biết, lợi nhuận từ bỏng ngô thường phải trả cho những chi phí cao ngất trời để vận hành một rạp chiếu phim: từ nhân viên, điều hòa, cơ sở vật chất, đến việc nâng cấp các công nghệ chiếu phim mới như âm thanh đa chiều, IMAX, phim 3D,… để thỏa mãn nhu cầu thưởng thức phim của khách hàng.

Xem thêm  Valorant: hình ảnh skin vũ khí, map trong game

Những túi bỏng ngô cũng chẳng thể đảm bảo một tương lai vững vàng cho thị trường rạp phim đang sa sút dần. Khách hàng thì phàn nàn về giá xem phim đắt và cho rằng đồ ăn nhẹ là thứ ngăn cản họ tận hưởng bộ phim. Đổi lại, các rạp chiếu phim thì đã và đang cố gắng hết sức để giảm giá của chúng, xoay sở từ việc chuyển những túi bỏng ngô có thể tái sử dụng tới những phí cần phải chi trả thường niên.

*Số liệu sử dụng trong bài viết được tính ở tháng 9/2019

Nguồn: The Hustle

Các quan điểm và ý kiến ​​được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và KHÔNG ĐƯỢC XEM LÀ LỜI KHUYÊN ĐẦU TƯ. Đầu tư vào hoặc giao dịch tiền điện tử đi kèm với rủi ro mất mát tài chính. Theo dõi Ragus để được cập nhật thông tin nhanh chóng. Fanpage Group Telegram Twitter Youtube

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *