Chỉ số Sợ hãi và Tham lam của Bitcoin là gì?

Chỉ số tham lam và sợ hãi của Bitcoin là gì?

“Mỗi ngày, chúng tôi phân tích cảm xúc và tình cảm từ các nguồn khác nhau và tập hợp chúng thành một con số đơn giản:”Chỉ số sợ hãi và tham lam đối với Bitcoin và các loại tiền điện tử khác.”

Chỉ số Sợ hãi và Tham lam ban đầu được phát triển bởi CNNMoney cho thị trường chứng khoán. Sau này khi thị trường điện tử ngày các phát triển trang thông kê alternative cũng ra mắt chỉ số tham lam và sợ hãi của Bitcoin. Bạn có thể xem tại đây: https://alternative.me/crypto/

Tâm lý là một yếu tố vô cùng quan trọng trong đầu tư, nhất là đối với thị trường còn non yếu như tiền điện tử. Có 2 từ rất phổ biến mà bạn thường xuyên bắt gặp và cũng là 2 hội chứng cảm xúc của các nhà đầu tư đó là FOMO (Fear of Missing Out) và FUB (Fear – Uncertainly – Doubt).

– FOMO là hiệu ứng tâm lý khi nhà đầu tư tham lam và lo sợ bỏ lỡ khi thấy thị trường tăng giá nhanh.

Xem thêm  POCO F2 Pro: cấu hình mạnh mẽ, cụm 4 camera, Android 10, giá từ 12 triệu

– FUB là hiểu ứng tâm lý khi nhà đầu tư bán tháo tài sản khi thấy thị trường giảm giá nhanh.

Cách đọc Crypto Fear & Greed Index cơ bản

Chỉ số Bitcoin Fear & Greed Index được công bố trên website: https://alternative.me/crypto/

Chỉ số đo lường theo thước đo từ 0 đến 100 điểm và được cập nhật mỗi 2 phút:

– Giá trị: “0” thể hiện trạng thái sợ hãi cực độ.

– Giá trị: “100” thể hiện trạng thái tham lam cực độ.

– Giá trị “50” thể hiện trạng thái tâm lý bình thường.

Giá trị càng thấp thể hiện tâm lý nhà đầu tư đang lo sợ và muốn bán ra chốt lời hoặc cắt lỗ. Ngược lại khi chỉ số càng cao càng thể hiện sự tham lam của nhà đầu tư và muốn mua vào.

Ngoài ra alternative.me cũng cung cấp chỉ số Bitcoin Fear & Greed Index theo các khung thời gian: 7 ngày, 1 tháng, 3 tháng, 1 năm và toàn thời gian.

Top 6 yếu tố quyết định chỉ số Bitcoin Fear & Greed Index

Chỉ số Crypto Fear & Greed Index được xác định bằng cách tổng hợp phân tích các dữ liệu về Bitcoin từ nhiều nguồn khác nhau theo thời gian thực. Do thị trường Crypto vẫn chịu ảnh hưởng lớn bởi Bitcoin nên các nhà đầu tư có thể theo dõi chỉ số Bitcoin để có thể đưa ra quyết định đầu tư cho một số alt coins.

6 yếu tố chính quyết định đến Crypto Fear & Greed Index mà alternative.me sử dụng gồm:

1. Volatility (Sự biến động giá)

Volatility được đo lường bằng cách so sánh mức độ biến động giá hiện tại và mức giảm giá tối đa của Bitcoin với các giá trị trung bình tương ứng 30 ngày và 90 ngày trước đó. Hệ thống cho rằng sự biến động giá tăng giảm bất thường là dấu hiệu dẫn dắt tâm lý của đa số nhà đầu tư.

Xem thêm  Apple công bố chi tiết thông tin Facebook đang thu thập của người dùng

2. Maket Momentum/Volume (Chỉ báo động lượng thị trường/ Khối lượng giao dịch)

Tỷ lệ giữa chỉ số động lượng thị trường và khối lượng giao dịch hiện tại so với giá trung bình 30 và 90 ngày qua. Khối lượng mua cao và liên tục hàng ngày là dấu hiệu cho thấy thị trường đang tham lam.

3. Social Media (Truyền thông xã hội)

Thống kê dữ liệu các bài đăng, hagtag “#”, hay tương tác trên các nền tảng mạng xã hội trông một xung thời gian nhất đụng. Số lượng bài đăng và tương tác thể hiện sự tham lam hay sợ hãi của cộng động trước diễn biến giá cả của thị trường.

4. Surveys (Khảo sát) (hiện đang tạm dừng)

Alternative.me thực hiện một số lượng lớn các cuộc thăm dò trên các nền tảng khác nhau và khảo sát các nhận định thị trường của nhà đầu tư. Họ thu thập trung bình 2000 – 3000 phiếu bầu cho mỗi cuộc thăm dò. Tuy nhiên chỉ số này hiện đang tạm ngưng và không đưa số liệu vào phân tích.

5. Dominance (Tỷ trọng vốn hóa của Bitcoin so với tổng vốn hóa thị trường)

Alternative.me cho rằng sự biến động tỷ trọng vốn hóa của Bitcoin là dấu hiệu cho thấy các nhà đầu tư đang tham lam hay sợ hãi altcoin.

Nếu Bitcoin Dominance tăng cho thấy thị trường đang sợ hãi trước altcoin, Ngược lại nếu chỉ số này giảm cho thấy thị trường đang tham lam trước altcoin.

Xem thêm  Liệu Bitcoin có đạt 64.000 USD trong quý 4/2021

6. Trends (Xu hướng tìm kiếm)

Hệ thống Alternative.me sẽ sử dụng dữ liệu từ Google Trands cho các truy vấn tìm kiếm liên quan đến Bitcoin. Sự gia tăng đột biến dữ liệu tìm kiếm các từ khóa liên quan đến “Bitcoin”, “Buy Bitcoin”, “Buy Crypto”… cho thấy thị trường đang tham lam, số lượng nhà đầu tư mới đang tham gia thị trường. Ngược lại nếu dữ liệu tìm kiếm giảm sút hoặc khối lượng tìm kiếm các từ khóa tiêu cực như: “bitcoin lừa đảo” lại thể hiện sự sợ hãi của thị trường.

Cách sử dụng chỉ số Sợ hãi và Tham lam của Bitcoin

Về lý thuyết, kết quả của việc mua sợ hãi và bán đi lòng tham cho phép các nhà giao dịch mua tiền mã hoá với giá chiết khấu khi mọi người đang bán và sau đó bán tiền mã hoá của họ với mức phí bảo hiểm khi mọi người đang mua. Làm điều này đòi hỏi bạn phải xem xét tâm lý của thị trường, nhưng không cảm nhận được cảm giác của nó.

Các quan điểm và ý kiến ​​được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và KHÔNG ĐƯỢC XEM LÀ LỜI KHUYÊN ĐẦU TƯ. Đầu tư vào hoặc giao dịch tiền điện tử đi kèm với rủi ro mất mát tài chính. Theo dõi Ragus để được cập nhật thông tin nhanh chóng. Fanpage Group Telegram Twitter Youtube

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *