Ethereum (ETH) là gì? Tất tần tật kiến thức về hệ sinh thái Ethereum

Ethereum là đồng tiền điện tử phổ biến và có vốn hóa đứng thứ hai trên thế giới chỉ sau Bitcoin. Nhưng không giống như Bitcoin – Ethereum không chỉ đơn giản là phương tiện trao đổi hoặc lưu giữ giá trị. Ethereum sở hữu nền tảng Blockchain phiên bản 2.0 cùng nhiều tiện ích và tính năng vô cùng thông minh. Hãy cùng Ragus đến với bài viết EP5: Ethereum (ETH) là gì? Hệ sinh thái Ethereum

Ethereum là gì?

Ethereum là một nền tảng blockchain mã nguồn mở có tính phi tập trung thông qua việc sử dụng chức năng Hợp đồng thông minh (Smart Contract).

Hợp đồng thông minh: Hiểu đơn giản là một thuật toán được kiểm soát bởi các phương tiện kỹ thuật nhằm thực thi các điều khoản thỏa thuận một cách tự động và đáng tin cậy mà không cần sự kiểm soát can thiệp của bên thứ ba.

Ngoài ra, Ethereum cũng cho phép các nhà phát triển xây dựng các ứng dụng phi tập trung (DApp) và các tổ chức tự trị phi tập trung (DAOs) gồm:

– Các ứng dụng phi tập trung (DApps – Decentralized Application) là các ứng dụng được phát triển độc lạp và lưu trữ phi tập trung.

– Các tổ chức tự trị phi tập trung (DAOs – Decentralized Autonomous Organizations) là một tổ chức được vận hành bởi các thành viên dự trên một bộ quy tắc được mã hóa. Tất cả các thành viên DAOs được tham gia biểu quyết các quyết định quan trọng của DAOs. Các thành viên DAOs cũng sẽ nhận được phần thưởng khi tham gia vận hành hệ thống.

Theo lộ trình phát triển ban đầu, Ethereum sẽ trải qua bốn giai đoạn quan trọng, gồm:

  1. Frontier
  2. Homestead
  3. Metropolis
  4. Serenity

Tính đến tháng 12 năm 2019, Ethereum đã hoàn tất 3 giai đoạn và chuẩn bị bước vào giai đoạn thứ 4.

Tuy nhiên, có một sự thay đổi quan trọng trong giai đoạn thứ tư Serenity được đổi tên thành Ethereum 2.0. 

Lịch sử ra đời Ethereum

Ý tưởng ra đời với Mastercoin

Vào tháng 10 năm 2013, Vitalik Buterin là một lập trình viên trẻ tuổi đam mê công nghệ Blockchain và Bitcoin đã đề xuất giải pháp Blockchain cải tiến cho dự án Mastercoin (nay là OmniLayer)

Trong bản đề xuất đó, Vitalik đã đưa ra giải pháp cho phép MasterCoin có thể hỗ trợ được nhiều loại hợp đồng mà không cần phải thêm các tính năng phức tạp.

Mặc dù đội ngũ phát triển Mastercoin rất ấn tượng nhưng họ không đưa các đề xuất cập nhật của Vitalik vào dự án của họ.

Ethereum ra đời

Sau khi bị Mastercoin từ chối giải pháp của mình, Vitalik đã tiếp tục nghiên cứu và tìm ra smart contract.

Vào tháng 11/2013, Vitalik lần đầu tiên chia sẻ bản Whitepaper phác thảo của Ethereum. Sau đó những người có quyền truy cập sẽ đưa ra phản hổi giúp hoàn thiện bản Whitepaper.

Kể từ khi chia sẻ bản whitepaper, Vitalik đã có thêm một người đồng đội cùng tham gia xây dựng Ethereum và người đó chính là: Gavin Wood. Gavin Wood là người đầu tiên chủ động liên lạc với Vitalik và đề nghị giúp đỡ bằng kỹ năng lập trình C++ của mình.

Vào mùa hè năm 2014, Gavin Wood công bố yellow paper cho Ethereum. Cũng trong thời gian này, Vitalik cũng ra thông báo rằng Ethereum sẽ được phát triển bởi tổ chức phi lợi nhuận Ethereum Foundation.

Sau một năm phát triển, vào tháng 06/2015 khối (block) đầu tiên của Ethereum đã được khai thác. Nó đánh dấu sự ra đời chính thức của Ethereum Blockchain.

Sự cố The DAO Hack

Ethereum hoạt động được tầm 1 năm, thì hệ sinh thái bắt đầu được hình thành. Trong đó, không thể không nhắc đến dự án The DAO – một quỹ đầu tư theo mô hình tự trị phi tập trung đầu tiên được xây dựng trên Ethereum.

The DAO đã được thành lập và tiến hành gọi vốn vào tháng 05/2016 với tổng giá trị lên đến 150 triệu đô la từ 11.000 nhà đầu tư, khiến nó trở thành một trong những chiến dịch huy động vốn từ cộng đồng lớn nhất trong lịch sử vào thời điểm đó. Tuy nhiên, ngay cả trước khi việc bán mã thông báo kết thúc, một số người xem đã bày tỏ lo ngại về các lỗ hổng trong mã của The DAO. Cụ thể hơn, các nhà khoa học máy tính lo ngại rằng một lỗi trong hợp đồng thông minh ví của The DAO sẽ cho phép chúng bị rút cạn kiệt. Trong khi các lập trình viên cố gắng sửa lỗi, một kẻ tấn công đã khai thác lỗ hổng và bắt đầu bòn rút tiền từ The DAO. DAO đã trở thành một dự án được đầu tư lớn đến mức các hợp đồng của nó chứa khoảng 14% tổng số ether (ETH) đang lưu hành vào thời điểm đó.

Nhưng sau một tháng hoạt động The DAO đã gặp phải sự cố nghiêm trọng đến nỗi khiến cho chuỗi khối Ethereum bị chia tách sau này. Sự cố mang tên The DAO Hack.

Vào ngày 17/06/2016, một hacker đã kích hoạt lỗ hổng chia tách (split function) trong mã code của The DAO smart contract. Nó cho phép hacker thành lập một “child DAO” từ The DAO và chuyển đi khoảng 50 triệu USD vào ví của “child DAO”.

Trong smart contract của The DAO quy định rằng: số tiền trong ví sẽ bị khóa 28 ngày trước khi sở hữu ví chính thức có quyền sử dụng.

Ví được chia tách từ The DAO nên “child DAO” sẽ có cấu trúc smart contract với The DAO. Do vậy, 50 triệu đô trong ví của “child DAO” phải chờ 28 ngày trước khi hacker có thể toàn quyền sử dụng số tài sản này.

Xem thêm  Samsung Galaxy Buds 2 chính thức ra mắt: thiết kế giống Buds Pro, chống ồn chủ động, giá từ 149.99 USD

Đứng trước sự cố đó Vitalik không thể để hình ảnh của Ethereum xấu đi trong mắt cộng đồng. Vitalik đã có giải pháp thông qua bản đề xuất soft fork, ngăn chặn tất cả các giao dịch từ địa chỉ ví của The DAO và “child DAO”. Đồng thời kêu gọi các thợ đào (miners) vẫn xác nhận giao dịch như bình thường và sẵn sàng cài đạt khi bản soft fork được thông qua.

Việc cập nhật bản soft fork đã làm cho hacker không thể rút tiền sau 28 ngày chờ đội. Giai đoạn 1 đã hoàn thành bằng cách đóng băng số tiền trong ví của “child DAO”. Vậy thì làm sao để lấy lại tiền từ ví “child DAO”?

Hard Fork Ethereum

Trước khi bản soft fork được thông qua vài tiếng, một thành viên trong cộng đồng đã phát hiện ra lỗi khiến cho mạng lưới Ethereum đối mặt với nguy cơ bị tấn công Dos (tấn công dịch vụ).

Để bảo vệ mạng lưới, cộng đồng Ethereum đã đồng ý với lựa chọn duy nhất là: The Hark Fork Ethereum – thay đổi các quy tắc luật lệ đang được áp dụng trên chuỗi khối của Ethereum khiến cho các khối (block), giao dịch được xác nhận bởi quy tắc cũ trở nên không hợp lệ.

Hark Fork chính là phương án cuối cùng để lấy lại số tiền bị lấy cắp ở “child DAO” và giúp mạng lưới Ethereum sửa lỗ hổng tránh được nguy cơ bị tấn công DoS. Vào ngày 20 tháng 7 năm 2016, cả cộng đồng Ethereum đã quyết định tiến hành Hard Fork tại khối 1,9200,000. Đây là khối trước khi “child DAO” tác ra khỏi The DAO.

Mặc dù lấy lại được số tiền bị mất nhưng hệ quả của việc hard fork đã khiến mạng lưới Ethereum bị chia ra làm 2: Ethereum và Ethereum Classic. Những người từ chối chấp nhận hard fork đã quay trở lại lịch sử của blockchain đã ủng hộ phiên bản tiền fork – hiện được gọi là Ethereum Classic (ETC). Blockchain hiện được gọi là Ethereum là blockchain đã thực hiện hard fork và thay đổi lịch sử của blockchain – và lịch sử của toàn bộ blockchain.

Ethereum hoạt động như thế nào?

Trước khi tìm hiểu về các ứng dụng của Ethereum, anh em cần hiểu rõ cách Blockchain Ethereum hoạt động như thế nào.

Giống như tất cả các loại tiền mã hóa khác, Ethereum hoạt động trên nền tảng mạng lưới Blockchain. Blockchain là cuốn sổ cái công khai, phi tập trung, nơ ghi chép lại tất cả các giao dịch và hợp đồng thông minh diễn ra trên mạng lưới.

Mạng lưới Ethereum được cấu thành tư mạng lưới của các máy tính tham gia xác nhận và ghi chép giao dịch hay còn gọi là Nodes. Để tham gia vào mạng lưới, các nodes cần sở hữu hạ tầng kỹ thuật  máy tính và phần mềm Ethereum Client như Geth, Parity…

Khi cài đặt Ethereum Client, đồng nghĩa với việc các nodes sẽ phải chạy một chương trình máy ảo là Ethereum Virtual Machine (EVM). EVM sẽ chịu trách nhiệm thực thi các Smart Contract (hợp đồng thông minh).

Khi các nhà phát triển muốn xây dựng ứng dụng phi tập trung (dapps) trên Ethereum, họ cần phải triển khai các smart contract thông qua ngôn ngữ lập trình Solidity.

Và để người dùng sử dụng các chức năng trên Blockchain Ethereum như: Smart Contract, giao dịch nạp rút … người dùng cần trả một lượng phí gọi là “Gas”. Phí Gas trong mạng Ethereum được thanh toán bằng đồng Ether (hay $ETH).

Khi giao dịch được diễn ra cần phải được xác nhận giao dịch có hợp lệ hay không và ghi chép lại. Trong mạng của Ethereum, thành phần đảm nhận vai trò xác nhận giao dịch được gọi là – Miner Node.

Để mạng lưới vận hành phi tập trung, các Miner Node phải vận hành theo cơ chế đồng thuận (Consensus). Blockchain Ethereum sử dụng cơ chế đồng thuận tên là Proof of Work (PoW – bằng chứng công việc). Khi bằng chứng được thông qua (tức hợp lệ) dữ liệu giao dịch này được lưu vào blockchain của Ethereum.

Sự khác biệt giữa Ethereum và Ether (ETH)

$ETH hay còn gọi là Ether là đồng tiền mã hóa trong hệ thống Blockchain của Etherum. Đồng Ether có thể di chuyển, giao dịch và sử dụng để trả công cho thợ đào giúp xác thực giao dịch trên mạng lưới.

Mạng Ethereum cũng có thể được sử dụng để lưu trữ dữ liệu và chạy các ứng dụng phi tập trung. Điều này cho phép người dùng quản lý các dữ liệu của họ và không có cơ quan chính phủ hay tổ chức nào quản lý.

Thông tin về Ether (ETH)

ETH là gì?

ETH hay Ether là đồng tiền điện tử của chuỗi khối Ethereum. Trong mạng lưới của Ethereum, ETH có vai trò như nhiên liệu để thực thi các hoạt động giao dịch (phí Gas)

Thông tin cơ bản về Ether

  • Tên đồng Coin: ETH
  • Tên Token: Ether
  • Mạng lưới: Ethereum
  • Token Type: ERC-20
  • Token Standard: Ethash.
  • Total Supply: Vô hạn

Ether được phân phối như thế nào

Đội ngũ phát triển đã pre-mine hơn 72 triệu ETH và phân bổ như sau:

– Ethereum Dev Team nắm giữ 12 triệu ETH.

– Phần còn lại được bán cho các nhà đầu tư thông qua ICO.

Tính đến tháng 10 năm 2021 đã có 117 triệu đồng ETH được đào ra.

Token ETH được sử dụng như thế nào?

Đồng ETH hiện được sử dụng cho các mục đích sau:

Phí Gas: Giống như BTC, ETH được dùng để thanh toán phí Gas trong mạng lưới Ethereum. Mức phí không cố định mà sẽ thay đổi theo tình trạng của mạng lưới Ethereum. Nếu mạng lưới đang quá tải thì phí Gas tăng và ngược lại.

Lưu ý, ether và gas không giống nhau. Giá Gas trung bình thường dao động và phần lớn là do thợ đào quyết định. Gas là một thước đo sức mạnh tính toán.

Tuy nhiên hiện nay hệ sinh thái Ethereum đang không ngừng mở rộng do trào lưu DeFi như Uniswap, Yield Farming, NFTs nở rộ, nhà đầu tư bắt sử dụng dịch vụ trên Ethereum nhiều hơn, dẫn đến phí Gas tăng lên cao, trung bình khoảng $20 – $30 cho một giao dịch.

Ngoài ra, vấn nạn MEV – khi các thợ đào (miner) ưu tiên xác nhận các giao dịch có mức phí cao hơn, chứ không sử lý các giao dịch theo thứ tự trước sau, do đó bắt đầu xuất hiện các người dùng chấp nhận trả mức phí Gas cao hơn bình thường để được xác nhận trước. Điều này đôi khi đẩy phí Gas cao lên bất thường đỉnh điểm lên đến vài trăm đô la.

Xem thêm  Apple TV+ đang phát miễn phí hàng loạt phim gốc của mình

Phí khác: ETH dùng làm phí trả cho các dịch vụ khác.

Phần thưởng khối: Ethereum sử dụng đồng thuận Proof of Work (PoW) phần thưởng khối là ETH. Ban đầu phần thưởng là 5ETH. Qua các bản nâng cấp phần thưởng khối hiện tại đang ở mức 2 ETH.

Các chuẩn Token của Ethereum (Token Standard)

ERC (Ethereum Request for Comments) là bộ quy tắc cần thiết để triển khai token trên mạng lưới của Ethereum. Các bộ tiêu chuẩn này được phát triển để triển khai cac shopwj đồng thông minh trên nền tảng Blockchain của Ethereum.

ERC phải được sửa đổi, nhận xét và chấp nhận bởi cộng đồng thông qua EIP (Ethereum Improvement Proposal) hay còn gọi là bản đề xuất cải tiến Ethereum.

Token ERC20 là gì?

ERC20 là bộ danh sách quy tác, quy định dành chung cho việc phát hành các token trên nền tảng Ethereum, được nhà sáng lập Ethereum đề xuất lần đầu tiên vào tháng 06/2015.

Sự ta đời của tiêu chuẩn ERC20 giúp các nhà phát triển một tiêu chuẩn chung khi triển khai Fungible Token và tạo ra một token trên nền tảng của Ethereum dễ dàng, nhanh chóng hơn. Điều đó góp phần không nhỏ cho sự bùng nổ của phong trào gọi vốn ICO năm 2017.

Dưới đây là 6 quy tắc bắt buộc và 3 quy tắc không bắt buộc của ERC20:

– totalSupply: Tổng số mã token được phát hành.

– balanceOf: kiểm tra số dư token trong mỗi ví Ethereum.

– transfer: Chức năng này sẽ quản lý việc chuyển token vào địa chỉ ví người dùng.

– transferFrom: cho phép người dùng nắm giữ token có thể trao đổi với nhau.

– approve: Kiểm tra từng giao dịch và so sánh với tổng nguồn cung để đảm bảo không thiếu hoặc thừa token.

– allowance: Kiểm tra số dư token nhằm biết địa chỉ ví có đủ token để chuyển hay không.

3 quy tắc không bắt buộc gồm:

– Token Name: tên token

– Symbol: Mã token

– Decimal (up to 18): Số thập phân nhỏ nhất.

Để kiểm tra thông tin chi tiết của một token ERC20: Bạn có thể làm theo các bước sau:

– Bước 1: truy cập vào Etherscan.io Tìm mã token bạn muốn kiểm tra.

– Bước 2: chuyển sang tab Contract – Read Contract, tại đây bạn sẽ xem được đầy đủ thông tin của token đó.

ERC721 là gì?

ERC721 là bộ tiêu chuẩn dành cho các nhà phát triển các NFTs (Non-Fungible Token) trên nền tảng của Ethereum, được William Entriken
, Dieter Shirley, Jacob Evans và Nastassia Sachs đề xuất vào tháng 01/2018.

NFT (Non-Fungible Token) được hiểu là một bằng chứng không thể thay thế về mặt pháp lý hoặc một bằng chứng xác thực kỹ thuật số về quyền sở hữu của bạn đối với một tài sản (tranh ảnh, video, âm thanh kỹ thuật số,…)

Nhờ tiêu chuẩn ERC721, các nhà phát triển có thể ra mắt các ứng dụng dApps sử dụng các NFTs. Với sự bùng nổ đầu tiên của game CryptoKitties, một game nuôi mèo gây sốt trong cộng đồng tiền điện tử trong một thời gian dài.

Một số tiêu chuẩn ERC khác

Ngoài ERC20 và ERC721, Ethereum còn có 2 tiêu chuẩn token khác mà mình nghĩ anh em cũng nên biết đến, bao gồm:

ERC777: Tiêu chuẩn cải thiện các vấn đề của ERC20 gặp phải và nó đang được kỳ vọng sẽ soán ngôi của ERC20 bởi tính ưu việt của nó.

ERC1155: Tiêu chuẩn dành cho nhiều loại token gồm Non-Fungible Token và Fungible Token. Đây là sự kết hợp giữa tiêu chuẩn ERC20 và ERC721, do CTO của dự án Enjin Coin đề xuất lên cộng đồng Ethereum vào tháng 06/2018.

Ngoài ra, anh em có thể vào https://eips.ethereum.org/erc để tham khảo thêm các EIPs và ERCs mới của Ethereum.

Các tổ chức của Ethereum

Đây là các tổ chức có vai trò thúc đẩy hệ sinh thái Ethereum phát triển gồm:

– Ethereum Foundation: Đây là tổ chức phi lợi nhuận chịu trách nhiệm phát triển và nâng cấp các tính năng của Blockchain Ethereum. Tổ chức này được thành lập vào năm 2014 và có trụ sở tại Thụy Sĩ.

– Enterprise Ethereum Alliance: Đây là tổ chức chịu trách nhiệm thúc đẩy sự ứng dụng công nghệ Blockchain Ethereum đối với các doanh nghiệp.

– Consensys: Đây là công ty ươm mầm các dự án muốn phát triển trên nền tảng Ethereum.

Lợi ích của Ethereum

1. Hiện có một kết cấu mạng lớn. Fromm cho biết: “Lợi ích của Ethereum là một mạng lưới đã được thử nghiệm và thực sự đã được kiểm tra chặt chẽ qua nhiều năm hoạt động và hàng tỷ giá trị giao dịch.”. “Nó sở hữu một cộng đồng toàn cầu lớn và cam kết phát triển thành hệ sinh thái lớn nhất trong blockchain và tiền điện tử.”

2. Hệ sinh thái Ethereum sở hữu nhiều chức năng đột phá bên cạnh chức năng giao dịch thông thường.

3. Đội ngũ phát triển của Ethereum không ngừng đổi mới tìm kiếm các cách thức mới để cải thiện tốc độ giao dịch, phí giao dịch, thân thiện với các ứng dụng mới. Avital cho biết: ”

4. Mạng lưới phi tập trung của Ethereum loại bỏ hoàn toàn các bên trung gian thứ ba trong các giao dịch tài chính hoặc dịch vụ lưu trữ.

Nhược điểm của Ethereum

1. Do lượng người dùng và ứng dụng phát triển mạnh mẽ gây ra tình trạng tăng phí giao dịch trên hệ thống Ethereum. Có thời điểm phí một giao dịch trên hệ thống Ethereum từ vài chục đô lên đến vài trăm đô.

2. Do Ethereum không giới hạn nguồn cung nên có nguy cơ xảy ra lạm phát tiền điện tử. Mặc dù Ethereum chỉ giới hạn phát hành 18 triệu Ether mỗi năm.

3. Cập nhật Ethereum 2.0 liên tục bị trì hoãn. Tương lai nhiều khó khăn đối với Ethereum nếu muốn phát triển và cải tiến cùng với sự cạnh tranh từ các nền tảng Blockchain phiên bản mới ưu việt liên tục được ra mắt.

Tương lai của Ethereum

Các nhà phát triển Ethereum đã bắt đầu làm việc để chuyển mạng lưới từ hệ thống Bằng chứng công việc (PoW) sang hệ thống bằng chứng cổ phần (PoS) vào năm 2017. Mạng cơ sở mới được gọi là Ethereum 2.0. Nâng cấp Ethereum 2.0 sẽ giúp mạng lưới xử lý nhanh hơn và bảo mật hơn. Theo các nhà phát triển nâng cấp này cho phép hệ thống xử lý thêm hàng nghìn giao dịch mỗi giây.

Xem thêm  Vingroup sản xuất máy thở và máy đo thân nhiệt để phụ vụ phòng chống dịch Covid-19

Trong hệ thống PoW, những “thợ đào” cạnh tranh với nhau để giải quyết các bài toán được mã hóa để xác nhận các giao dịch và nhận thưởng. Còn với hệ thống PoS mới, mạng Ethereum sẽ dựa vào “thợ đào”  là những người nắm giữ một lượng ETH để xử lý các giao dịch. Không giống như PoW các nhà khai thác không cần sử dụng lượng sức mạnh tính toán đáng kể vì chúng được chọn ngẫu nhiên và các thợ đào không cần cạnh tranh với nhau. Staker không cần phải khai thác các khối; thay vào đó, họ tạo các khối khi chúng được chọn và xác thực các khối được đề xuất khi chúng không được chọn. Quá trình xác thực này được gọi là “chứng thực”.

Vào ngày 2 tháng 12 năm 2020, người sáng lập Ethereum, Vitalik Buterin đã đưa ra lộ trình cập nhật Ethereum 2.0 tuy nhiên bản cập nhật này liên tục bị trì hoãn, hiện tại Ethereum vẫn bị phụ thuộc vào các thợ đào về sức mạnh tính toán.

Ethereum 2.0 là gì? những điều bạn cần biết

Mục tiêu của phiên bản Ethereum 2.0

Giống như hầu hết các Blockchain khác, Ethereum cũng gặp vẫn đề gọi là “Bộ ba khó khăn về khả năng mở rộng”. Bộ ba này là sự đánh đổi giữa ba yếu tố gồm: bảo mật, khả năng mở rộng và phân quyền.

Một Blockchain lý tưởng về mặt lý thuyết là một blockchain an toàn, nhanh chóng, bền vững vô hạn và hoàn toàn phi tập trung. Nhưng thực tế, “ba yếu tố khả thi” sẽ phải hy sinh đi một.

Tuy nhiên, Ethereum được xây dựng trên một khuôn khổ tập trung vào phân quyền và bảo mật với tốc độ và khả năng mở rộng hạn chế. Do đó các nhà phát triển đang cố gắng nâng cấp lên phiên bản Ethereum 2.0 nhằm mở rộng bổ sung thêm một số cải tiến bảo mật và phân quyền cho Ethereum.

Mục tiêu chính là chuyển Ethereum từ bằng chứng công việc PoW sang bằng chứng cổ phần PoS. Điều đó dẫn đến cuộc tranh cãi xung quanh giá trị của bằng chứng công việc so với bằng chứng cổ phần. Các nghiên cứu cho thấy bằng chứng cổ phần nhìn chung an toàn và tốt hơn trong việc điều chỉnh cũng như tốn ít tài nguyên hơn.

Những nâng cấp này bao gồm ba giai đoạn chính.

– Chuỗi báo hiệu – ra mắt ngày 1 tháng 12 năm 2020.

– Sharding – dự kiến vào năm 2021

– Docking – dự kiến vào năm 2022.

Mỗi nâng cấp sẽ tác động đến hệ thống Ethereum theo một cách khác nhau:

Chuỗi báo hiệu Ethereum

Chuối bào hiệu Ethereum là một bằng chứng cổ phần cho mạng Ethereum. Về cơ bản nó là một mạng lưới bằng chứng cổ phần riêng biệt trong chuỗi khối Ethereum “cũ” (Ethereum 1.0).

Nó bắt đầu vào tháng 11 năm 2020 với một hợp đồng ký gửi trong đó người dùng có thể khóa Ether để chạy các nút chuỗi Beacon. Ether đã ký gửi sẽ vẫn bị khóa trên mạng riêng biệt của họ cho đến khi hợp nhất với chuối Ethereum trong vài năm tới.

Những người đặt Beacon Chain sẽ kiếm được lợi nhuận từ lượng Ether bị khóa của họ, đồng thời chịu rủi ro và gánh nặng khi cần chạy một nút. Mục tiêu của họ là chạy thử mạng con và đảm bảo hệ thông hoạt động an toàn như dự định. Chuỗi báo hiệu Ethereum nhằm chứng minh sự cập nhật của Ethereum 2.0 là đúng đắn, nhằm chạy thử để kiểm tra cá rủi ro cho hệ thống có thể xảy ra.

Sharding

Trong khoa học máy tính, Sharding là hoạt động chia nhỏ dữ liệu để phân tán tải trên nhiều máy chủ. Tương tự như vậy trên Ethereum, trong giai đoạn này sẽ thấy blockchain được chia thành 64 mảnh được đề xuất.

Các mảnh dữ liệu này sẽ hoạt động cùng Beacon Chain

Khi được thực hiện, điều này dự kiến sẽ cải thiện thông lượng mạng. Dự kiện sự ra đời của sharding sẽ cho phép thông lượng Ethereum tăng gấp 100 lần. Sharding giúp giảm tải tính toán cho phép các thiết bị nhẹ hơn như máy tính xách tay hoặc điện thoại có thể chạy các ứng dụng khác Ethereum. Giúp các ứng dụng Ethereum có thể dễ ứng dụng, tiếp cận, lưu trữ, hiệu suất cao hơn.

Dự kiến ​​rằng Beacon Chain sẽ được chia nhỏ vào năm 2021.

Docking

Giai đoạn thứ ba dự kiến sẽ được diễn ra vào năm 2022, khi Beacon Chain và ETH1 được hợp nhất với nhau.

Về cơ bản, chuỗi báo hiệu Ethereum 2.0 sẽ trở thành chuối khối Ethereum “thực”, trong khi ETH1 sẽ trở thành một phân đoạn khác. Ở giai đoạn này, Etherum sẽ là một blockchian bằng chứng cổ phần PoS có khả năng mở rộng cao hoàn toàn chính thức.

Hoàn tất giai đoạn này, công việc của các thợ mở sẽ kết thúc, các thợ mở có thể mua ETH và chuyển sang thành staker trên hệ thống mới.

Cách mua bán Ethereum (ETH)

Để mua Ethereum bạn có thể chọn 2 loại sàn giao dịch tiền điện tử như:

– Sàn tập trung (CEX): là sàn giao dịch của một tổ chức tài chính đứng ra phát triển, kiểm soát làm cầu nối mua bán Crypto. Ví dụ: Binance, Huobi, Bittrex, Gate.io, Kucoin, BitMax,…

– Sàn phi tập trung (DEX): là sàn giao dịch xây dựng và hoạt động phi tập trung trên nền tảng blockchain. Ví dụ: Uniswap, Sushiswap,…

 

Các quan điểm và ý kiến ​​được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và KHÔNG ĐƯỢC XEM LÀ LỜI KHUYÊN ĐẦU TƯ. Đầu tư vào hoặc giao dịch tiền điện tử đi kèm với rủi ro mất mát tài chính. Theo dõi Ragus để được cập nhật thông tin nhanh chóng. Fanpage Group Telegram Twitter Youtube

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *