Ý nghĩa logo thương hiệu Comme des Garçons

Comme des Garçons của Rei Kawakubo đã đi ngược lại mọi quy chuẩn thời trang lúc bấy giờ và ghi dấu ấn to lớn thay đổi cả cục diện nền thời trang trên toàn thế giới. Vậy câu chuyện đằng sau của thương hiệu này là gì, hãy cùng Ragus khám phá lịch sử thương hiệu cũng như ý nghĩa logo thương hiệu của nhà mốt với tuổi đời gần 50 năm này trong bài viết sau.

Khi nhắc đếnComme des Garçons chắc hẳn bạn sẽ nghĩ đến logo trái tim màu đỏ nổi bật được các nghệ sĩ nổi tiếng trên khắp thế giới lăng xê như Pharrell Williams,Justin Bieber… Nhưng nếu đó là điều duy nhất bạn biết về thương hiệu, thì bạn đã bỏ lỡ những câu chuyện đầy thú vị đằng sau nhãn hiệu thời trang dài gần nửa thế kỷ này rồi. Vì thế hãy cùng ngồi cạnh chúng tôi, Ragus sẽ đưa bạn theo chuyến hành trình tìm hiểu về lịch sử cũng như logo thương hiệu củaComme des Garçons – một trong những tên tuổi hàng đầu của làng thời trang.

Lịch sử hình thành

Thương hiệu Comme des Garçons (nghĩa là “Like Boys” – giống như những chàng trai) là một nhãn hàng thời trang Nhật Bản được sáng lập bởi Rei Kawakubo vào năm 1973. Cái tên Comme des Garcons là cảm hứng mượn từ một câu trong bài hát ‘All the Boys and Girl’ của nghệ sĩ Françoise Hardy.

“Độc đáo”, “ấn tượng” và “đầy cảm hứng”là nhữngmỹngữ mà mọi người thường dùng để miêu tả Kawakubo cũng như là các sản phẩm sáng tạo của bà.Rei Kawakubo là một người phụ nữ Nhật nhỏ nhắn kiệm lời cùng mái tóc bob đen ngắn chưa bao giờ thay đổi. Nhưng ở người phụ nữ bé nhỏ này lại có một tiềm lực to lớn tạo ra những tác phẩm nghệ thuật ảnh hưởng thời đại.

Chân dung nhà thiết kế Rei Kawakubo (Ảnh: Fashion Bomb Daily)

Thật như vậy, ngay từ sàn diễn thời trang đầu tiên của mình tại Paris vào năm 1981, Kawakubo đã gây ra một cơn địa chấn đến toàn giới phê bình thời trang lúc bấy giờ. Bộ sưu tập hoàn toàn đi ngược với các chuẩn mực thời trang, không tuân theo bất kỳ luật lệ hay khuôn phép nào tại thời điểm ấy. Ở bộ sưu tập, khi tất cả tác phầm nghệ thuật đều được tạo ra bởi bảng màu đen đầy u ám huyền bí như một “bản khải hoàn đương đại” khiến ai cũng phải thất thần thức tỉnh đánh thức mọi giác quan.

Xem thêm  Dịch Covid-19 sáng 9-4, Việt Nam thêm 4 ca, nâng tổng nên 255
Sàn diễn đầu tiên của Comme des Garçons tại Paris (Ảnh: Condé Nast Archive)
Sàn diễn đầu tiên của Comme des Garçons tại Paris (Ảnh: Condé Nast Archive)

Có thể nhận định các tác phẩm của Rei Kawakubo thể hiện tư tưởng “anti-fashion” của mình một các rõ ràng, chỉ có điều bà đã đem nó lên một tầm cao mới của chuẩn mực thời trang thông thường. Những bộ sưu tập của bà luôn luôn đặc biệt tới mức ít người cảm được và mặc được. Có lẽ bởi vì chuyên ngành của bà là văn học và nghệ thuật chứ không phải thiết kế thời trang, nên mỗi bộ sưu tập của mình, bà thực sự đã tạo ra những “tác phẩm nghệ thuật biết đi” đầy hấp dẫn thị giác chứ không phải là những bộ trang phục chỉ để thoả mãn thị hiếu công chúng. Ở mỗi sản phẩm, nhà thiết kế người Nhật lại kể những câu chuyện khác nhau, vềchuyện tình lãng mạn, tình yêu, sự khước từ, tự hủy hoại, chiến tranh và gần đây là công nghệ.

Thật kì lạ làm sao khi ở các tác phẩm của bà, ta không thấy các nét hoài cổ thường thấy của nhiều nhà thiết kế phương Đông, hay những quy phạm chuẩn mực của một người phụ nữ Á Đông. Cũng dễ hiểu khi đặt bối cảnh nước Nhật đương thời phát triển nhanh chóng, giao thoa giữa các giá trị văn hoá Đông-Tây kéo theo nhiều hệ luỵ trong nhân sinh quan. Có lẽ đó là một trong những lí do trong các bộ sưu tập đặc sắc của Kawabo luôn hiện hữu nối ám ảnh của người phụ nữ về sự tự do, sự phụ thuộc và ham muốn trong tình yêu.

“Tôi không thích thiết kế của tôi được diễn giải, vì vậy, tôi không bao giờ cảm thấy thoải mái khi người ta cố gán những ý nghĩa cho nó. Tôi không bao giờ muốn các thiết kế của mình trở nên dễ hiểu” – Rei Kawakubo

Thương hiệu Comme des Garçons củaRei Kawakubo không chỉ chiều lòng giới phê bình trên sàn diễn mà còn biết lấy lòng các khách hàng của mình khi cho ra mắt nhiều dòng sản phẩm cho nhiều đối tượng khác nhau. Đơn cử nhưdòng sản phẩm Comme des Garçons Homme vào năm 1978 dành cho nam giới,dòng SHIRT Comme des Garçons vào năm 1988, … . Và trong đó nổi tiếng nhất là dòng PLAY vào năm 2002, với biểu tượng logo thương hiệu trái tim độc đáo thiết kế bởi nghệ sĩ người Ba Lan Filip Pagowshi. Thương hiệu cũng cho thấy độ phủ sóng của mình khi cho ra mắt nhiều cửa hàng đặt tại các thành phố lớn trên toàn thế giới như Tokyo, Bắc Kinh, New York,London và Singapore.

Xem thêm  Chị chị em em chính thức cán mốc 26 tỷ sau ngày công chiếu đầu tiên

Tầm nhìn của bà là nguồn cảm hứng cho nhiều nhân vật trong giới thời trang, dù kỳ cựu như Karl Lagerfield hay Dries van Noten, hay nhà thiết kếmới tay ngang đầy tham vọng Kanye West. Chính vì vậy nhà thiết kế sinh năm 1942 này đã nhận giải thưởng Chevalier de l’Ordre des Arts et des Lettres (một giải thưởng về văn học và nghệ thuật) của chính phủ Pháp và năm 1993. Comme des Garçon cũng như Rei Kawakubo là thương hiệu thứ 2 được thế giới tôn vinh tại Met Gala vì những đóng góp cho ngành thời trang đương đại. Chẳng phải ngẫu nhiên mà Andrew Bolton, giám đốc Học viện Trang phục thuộc Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan, nơi tổ chức Met Gala lại mong ước được làm việc với bà Rei từ lâu: “Với tôi, Rei không chỉ là một trong những nhà thiết kể quan trọng nhất và có tầm ảnh hưởng nhất trong 40 năm vừa qua, mà còn là người đem lại nhiều cảm hứng nhất. Bà chính là tổng hòa của thời trang 50 năm qua.”

Và nếu Saint Laurent được ghi nhận là nhà sáng tạo ra phong cách của cuối thế kỷ 20, thì nhà thiết kế Rei Kawakubo chính là người tái tạo nó. Với một tinh thần độc lập, bất tuân khuôn khổ và gạt bỏ nhiều chuẩn mực, nhà thiết kế sinh năm 1942 này vẫn đang theo đuổi thời trang và nghệ thuật với sự nghiêm túc không kém gì một triết gia theo đuổi lý tưởng của mình.

Ý nghĩa logo thương hiệu

Logo thương hiệu cuảComme des Garçons sử dụng phông chữ Helvetica Neu 75 với thiết kế thay đổi với phần cấu móc câu dưới chứ C (Ç) đã được thay đổi thành dấu sao (*).Vào thời điểm giữa thập niên 1960 thì font chữ Helvetica đời và được dùng phổ biến trong những thiết kế quảng cáo nhiều năm sau đó. Cùng hình dạng chữ in hoamàu đen đậm, logo thương hiệu mang trong mình đậm chất hình ảnh Kawabo: mạnh mẽ, ấn tượng và đơn sắc.

Nhưngcó lễ phổ biến hơn cả, chắc chắn là logo PLAY được thiết kế với nghệ sĩ người Ba Lan Filip Pagowski. Ông chia sẻ: “Logo thương hiệu đơn giản chỉ xuất hiện trong đầu tôi – hình ảnh trái tim với đôi mắt. Nên tôi đã lập tức vẽ nó, hình ảnh cũng chính là bản thảo đầu tiên và chưa bao giờ thay đổi”. Thật ra ban đầunhà thiết kế người Ba Lan đã gửi nó cho một dự án không thành khác, nhưng cuối cùng thì logo thương hiệunày lại xuất hiện trên dòng PLAY vào năm 2004 và biến nó thành một biểu tượng huyển thoại. Chính slogan của dòng thời trang này cũng chính là ý nghĩa bao quát nhất dành cho logo “một dấu hiệu, biểu tượng và xúc cảm”.

Xem thêm  Jordan Westbrook One Take CJ0780-800 Release Date

Logo thương hiệu trái tim đã dành được sự yêu mến và xuất hiện khắp nơi. Không chỉ là các tác phẩm thuộc dòng PLAY, xuất hiện cùng cái bắt tay của các ông lớn như:Converse, Matt Groening, A Bathing Ape, Coca-Cola,… mà cả dòng nước hoa PLAY ra mắt vào năm 2007 của đồng hãng này.

Nếu Prada hay Margiela tuyên bố sẽ giữ nguyên những đặc thù vốn có nhưng cả hai đều không kiên định trước tuyên bố này, về cả mặtthời tranglẫn nghệ thuật sau nhiều năm thì thương hiệu Comme des Garconslại làm được. Ta có thể thấy ý tưởng xuyên suốt không đổi của thương hiệu “Không có quy tắc nào trong thời trang, ngoại trừ những quy tắc chúng ta tự tạo ra cho chính mình”. Thời trang cũng như nghệ thuật thật sự không hề có ranh giới,Rei Kawakubo đã xây dựng một thế giới Comme des Garcons nguyên thuỷ trần trụi nhất trong nội tâm con người và không ngừng đẩy lùi giới hạn trong thiết kế nghệ thuật của riêng mình.

Đúng như cương vị của một nhà sáng tạo nghệ thuật: Nhiệm vụ của những nhà sáng tạo nghệ thuật chỉ là để sáng tạo ra những quy chuẩn nghệ thuật, chứ không cần phải đi trả lời những câu hỏi mà mình đã đặt ra. Người thưởng thức sẽ phải là người trả lời nó, và kết quả ra sao sẽ được thời gian trả lời.

Các quan điểm và ý kiến ​​được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và KHÔNG ĐƯỢC XEM LÀ LỜI KHUYÊN ĐẦU TƯ. Đầu tư vào hoặc giao dịch tiền điện tử đi kèm với rủi ro mất mát tài chính. Theo dõi Ragus để được cập nhật thông tin nhanh chóng. Fanpage Group Telegram Twitter Youtube

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *