Ứng dụng Zoom gửi dữ liệu về Trung Quốc

CEO Eric Yuan của Zoom cho biết đã “định tuyến nhầm” khiến các cuộc gọi video qua ứng dụng này được gửi tới máy chủ đặt tại Trung Quốc.

“Trong nỗ lực khẩn cấp nhằm giúp người dùng thế giới kết nối với nhau khi đại dịch, chúng tôi đã triển khai bổ sung máy chủ mới tại Trung Quốc”, ông Yuan cho biết. “Tuy nhiên, chúng tôi đã thất bại trong việc phân chia hàng rào địa lý rõ ràng, khiến một số cuộc họp nhất định lại kết nối với các hệ thống ở Trung Quốc”.

Hiện tại, Zoom không công bố số lượng người dùng bị ảnh hưởng. Theo thông tin trên trang chủ của Zoom, khi có lưu lượng truy cập lớn, ứng dụng họp trực tuyến này sẽ chuyển lưu lượng truy cập đến trung tâm dữ liệu gần nhất với dung lượng khả dụng lớn.

Tuy nhiên, các trung tâm dữ liệu của Zoom ở Trung Quốc sẽ không được sử dụng để định tuyến những cuộc gọi video của người dùng nếu họ không ở nước này. Điều này liên quan đến quyền riêng tư: Trung Quốc không thực thi các điều luật bảo vệ dữ liệu nghiêm ngặt, thậm chí có thể yêu cầu Zoom giải mã nội dung các cuộc gọi được mã hóa.

Trước đó, các nhà nghiên cứu tại Đại học Toronto (Canada) đã phát hiện ra các khóa mã hóa của Zoom được phát hành thông qua máy chủ ở Trung Quốc, ngay cả những cuộc họp trực trực tuyến nằm ở bên ngoài Trung Quốc.

Xem thêm  Apple Store tại Trung Quốc mở cửa trở lại, đo thân nhiệt khách hàng để phòng chống Virus Corona

“Khi kiểm tra cuộc gọi video qua Zoom với hai người ở Mỹ và một ở Canada, chúng tôi thấy khóa AES-128 để mã hóa và giải mã nội dung video được gửi tới một trong những máy chủ dường như nằm ở Bắc Kinh, địa chỉ IP 52.81.151.250”, đại diện nhóm cho biết.

Theo thống kê, Zoom có khoảng 700 nhân viên tại Trung Quốc. Trước đó CEO Zoom ông Yuan cũng đã thừa nhận về lỗi bảo mật và quền riêng tư của ứng dụng họp trực tuyến này. Ông đã xin lỗi người dùng và nói công ty sẽ cập nhật phiên bản chỉnh sửa để khắc phục các lỗi bảo mật của ứng dụng này.

Sau khi phát hiện ra các lỗi bảo mật, nhiều tổ chức giáo dục và công ty Mỹ đã cấm nhân viên sử dụng ứng dụng này cho công việc thay thế bằng Microsoft Teams. Trước đó, Elon Musk cũng đã cấm nhân viên SpaceX sử dụng phần mềm này do lo ngại về rủi ro bảo mật. Cơ quan Hàng không vũ trụ quốc gia Mỹ (NASA) cũng có động thái tương tự.

Các quan điểm và ý kiến ​​được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và KHÔNG ĐƯỢC XEM LÀ LỜI KHUYÊN ĐẦU TƯ. Đầu tư vào hoặc giao dịch tiền điện tử đi kèm với rủi ro mất mát tài chính. Theo dõi Ragus để được cập nhật thông tin nhanh chóng. Fanpage Group Telegram Twitter Youtube

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *