[Review] Top 10 xu hướng công nghệ nổi bật nhất năm 2021

Từ sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ kỹ thuật số, cuộc cách mạng công nghệ 4.0, công nghệ robot và ảnh hưởng của Covid-19 trong những năm gần đây, nhu cầu cũng như xu hướng công nghệ của nhân loại thay đổi rõ rệt. Hãy cùng, Ragus điểm qua top 10 xu hướng công nghệ nổi bật nhất năm 2021.

Xuyên suốt 2 năm thế giới biến động vì Covid-19, nhưng trải nghiệm và nhu cầu con người ở nhiều lĩnh vực khía cạnh xã hội văn hóa cũng thay đổi nhanh chóng để phù hợp với bối cảnh mới. Con người trên toàn thế giới phải hạn chế ra ngoài, các hoạt động kinh doanh, tụ tập đông người phải tạm ngưng. Do đó các công ty công nghệ không ngừng sáng tạo ra các công nghệ mới để phục vụ nhu cầu của con người. Hãy cùng Ragus điểm qua nhũng xu hướng công nghệ và kinh doanh trong năm 2021.

Cuộc cách mạng sản xuất vaccine Covid-19

Covid-19/Corona Virus, cái tên đã gây ra cuộc khủng khoảng thể giới trong 2 năm qua và đã làm xáo trộn cuộc sống thường nhật của loài người. Điều mà thế giới quan tâm nhất lúc này đó chính là làm thế nào để kiểm soát những biến chủng mới của loại virus này. Sự bùng nổ của Covid-19 đã dẫn đến cuộc đua nghiên cứu và chế tạo vaccine của các quốc gia trên toàn thế giới. Để đẩy nhanh quá trình cung ứng vaccine ra thị trường các công ty dược đã rút ngắn các thử nghiệm lâm sàn truyền thông và chuyển sang thử nghiệm lâm sàn cấu trúc ảo bằng tham vấn trực tuyến và dữ liệu lớn.

Xem thêm  Top 5 xu hướng công nghệ sẽ thống trị năm 2020

Tiêu biểu nhất trong các công ty sản xuất vaccine covid-19 có trụ sở tại Hoa Kỳ và Vường Quốc Anh như Pfizer, Moderna và AstraZeneca đều đã ra mắt thành công loại vaccine không chế loại virus nguy hiểm này.

Làm việc từ xa (Work Remote)

Khi đại dịch Covid-19 bùng nổ xu hướng làm việc từ xa cùng những công nghệ hỗ trợ đã có bước phát triển mạnh mẽ và khả năng phát triển nhanh hơn trong tương lai.

Điển hình là Zoom một cung ty công nghệ cung cấp dịch vụ liên lạc trực tuyến, họp trực tuyến đã trở thành cái tên quen thuộc trong đại dịch. Các ông lớn công nghệ khác như: Webex, Microsoft Teams, Google Hangout, Facebook cũng đãnh nhanh chóng phát triển các công cụ giúp người dùng có thể liên lạc và làm việc từ xa một cách dễ dàng.

Các ứng dụng gặp mặt trực tuyến được sử dụng thường xuyên từ khi đại dịch bùng nổ. Ảnh: @christmontgomery – Unsplash

Xu hướng giao hàng không tiếp xúc trực tuyến

Tại Hoa Kỳ, các tập đoàn thương mại điện tử và giao hàng đã bắt đầu áp dụng các biện pháp giao hàng không tiếp xúc. Điển hình như Amazon đang thử nghiệm giao hàng bằng máy bay không người lái. Một số ứng dụng giao hàng ở Trung Quốc như Meituan đang thử nghiệm giao hàng bằng robot giao hàng dựa trên công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).

Công nghệ chăm sóc sức khỏe, y tế từ xa

Theo sô liệu thống kê của Forrester Research số lượt khám bệnh trực tuyến tại Hoa Kỳ sẽ đặt còn số gần 1 tỷ lượt đến hết năm 2021. Do tình hình giãn cách xã hội các công ty nhân đang nhanh chóng phát triển nhiều dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ xa như trò truyện trực tuyến giữa bác sĩ và bệnh nhân, chuẩn đoán bệnh bằng trí tuệ nhân tạo (AI) và kê đơn thuốc trực tuyến. Điều này giúp bệnh nhân vẫn được chăm sóc sức khỏe dù phải ở nhà.

Xem thêm  10 món đồ thời trang nam giới cần đầu tư ngay trước tết 2019

Ngoài ra, các công ty công nghệ không ngừng phát triển các thiết bị theo dõi sức khỏe cá nhân nhỏ ngọn thông minh, và chuẩn đoán bệnh dự trên dữ liệu lớn (big data) và trí tuệ nhân tạo (AI). Cùng những lời khuyên về chế độ sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng phù hợp dành cho bệnh nhân.

Giáo dục trực tuyến đang thay đổi ngành giáo dục

Covid-19 đã thay đổi hoàn toàn ngành giáo dục truyền thống trên toàn thế giới hiện nay. Trong đại dịch này, 190 quốc gia đã thông báo đóng cửa trường học và chuyển qua dạy học trực tuyến.

Nhiều tổ chức giáo dục, đại học, cao đẳng dự kiến vẫn sẽ phát triển chương trình dạy trực tuyến sau khi mọi thứ trở lại bình thường.

Công nghệ 5G

Không nghi ngờ gì nữa về tầm quan trọng của công nghệ 5G đối với sự phát triển của công nghệ kĩ thuật số, nhu cầu internet tốc độ cao của con người trong tương lai. Với cuộc cách mạng công nghệ 4.0 từ công nghệ trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, thành phố thông minh chúng ta hy vọng rằng trong năm nay nhiều sản phẩm công nghệ tiên tiến sẽ được ra mắt.

Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), Robot, internet vạn vật

Vào năm nay, nhờ đại dịch Covid-19 các công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ tự động hóa đã được thế giới chú trong và đẩy mạnh phát triển hơn. Khi các công nghệ này có thể giúp con người giải quyết các vấn đề về chuỗi sản xuất, thiếu hụt nhân lực và làm việc từ xa một cách hiệu quả.

Công nghệ thực tế ảo (VR) và thực tế ảo tăng cường (AR)

Những công nghệ thực tế ảo hiện nay đã được áp dụng phục vụ nhu cầu giải trí của con người. Nhờ công nghệ VR và AR chúng ta có thể thưởng thức các tác phẩm nghệ thuật từ xa, trải nghiệm các bộ phim và trò chơi sống động, chân thật hơn. Một số công ty đã đạt được bước đột phá nhờ công nghệ 5G nhằm hỗ trợ các công ty chuyển đổi sang mô hình làm việc từ xa, giao tiếp và cộng tác thông qua VR, AR.

Xem thêm  Áo sơ mi khoác ngoài áo thun: mặc sao cho "chuẩn" ?

Xu hướng Mircromobility

Mircromobility là xu hướng di chuyển thân thiện với môi trường. Việc sự dung các phương tiện giao thông chạy bằng điện đang dần trở lên phổ biến. Một số quốc gia ở Bắc Âu đã làm những làn đường dành cho xe đạp. Chính phủ Anh đã thông báo cấp ô tô chạy bằng nhiên liệu diesel và xăng sau năm 2030, điều này thúc đẩy sự quan tâm của mọi người đến những phương tiện thân thiện với môi trường.

Công nghệ xe tự hành

Chúng ta đã thấy được những bước tiến đột phá lớn trong công nghệ xe tự hành của những phương tiện giao thông trong năm 2021. Nổi tiếng nhất vẫn là tính năng Auto Pilot của Tesla trên các mẫu xe oto điện. Người dùng đã có thể di chuyển chặng đường dài từ bờ Đông sang bờ Tây của nước Mỹ mà không cần can thiệp vào việc lái xe.

Các hãng xe khác trong ngành công nghiệp xe hơi như Mercedes-Benz và Ford đã tham gia vào cuộc đua này. hàng tỉ đô đã được các tập đoàn xe hơi bỏ ra để mua lại các công ty công nghệ xe tự hành điển hình: GM mua lại Cruise với giá 1 tỷ đô, Uber mua lại Otto với giá 680 triệu USD, Intel mua lại Mobieye với giá 15,3 tỷ USD.

 

 

 

Các quan điểm và ý kiến ​​được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và KHÔNG ĐƯỢC XEM LÀ LỜI KHUYÊN ĐẦU TƯ. Đầu tư vào hoặc giao dịch tiền điện tử đi kèm với rủi ro mất mát tài chính. Theo dõi Ragus để được cập nhật thông tin nhanh chóng. Fanpage Group Telegram Twitter Youtube

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *