Được tài trợ
Uncategorized @vi

Ý nghĩa logo thương hiệu thời trang- A Bathing Ape (BAPE) Đế Chế Streetstyle Nhật Bản

Chia sẻ

Khi nói  về thời trang, ngoài những thiết kế trang phục thì logo thương hiệu là một trong những yếu tố quan trọng trong tâm trí của mọi người. Hôm nay hãy cùng RAGUS tìm hiểu câu chuyện về ý nghĩa và lịch sử đằng sau logo thương hiệu A Bathing Ape (BAPE) – Đế chế Streetstyle Nhật Bản. 

Sau hơn ba thập kỉ sao chép, nhập khẩu và làm mới những thiết kế xuất xứ từ Mỹ, Nhật Bản đã vươn lên dẫn đầu châu Á trong lĩnh vực thời trang. Một trong những biểu tượng cho sự thống trị lĩnh vực may mặc thời trang toàn cầu của Nhật Bản chính là thương hiệu A Bathing Ape ( còn gọi tắt là Bape)

Thương hiệu thời trang đường phố bậc nhất này được gây dựng bởi người anh hùng dân tộc Nigo đầu những năm 90. Bài viết này sẽ giới thiệu tổng quan về quá trình phát triển của văn hoá đường phố đương đại  Nhật Bản nói chung và của Bape nói riêng.

Nigo và A Bathing Ape

Nigo tên thật là Tomoaki Nagao theo học ngành Biên Tập. Công việc của cha đẻ “BAPE” khi mới dẫn thân vào ngành thời trang là một biên tập viên và stylist của một tạp chí đình đám tại Nhật Bản thời bấy giờ – Popeye.

Bên cạnh công việc bàn giấy tại tòa soạn anh còn là một nhà sản xuất, DJ, của nhóm nhạc Teriyaki Boys.

Nhà thiết kế Nigo

Năm 1993, Nigo đã hợp tác với người bạn cấp 3 ngày xưa của mình để khởi nghiệp mở của hàng thời trang đầu tiến với tên gọi Nowhere. Cửa hàng được 2 nhà sáng lập sử dụng cách bán hàng sáng tạo, cửa hàng trưng bày chia làm hai một bên bán thiết kế của Takahashi với thương hiệu UNDERCOVER, bên còn lại bán sản phẩm của thương hiệu khác do Nigo chọn lọc. Tuy nhiên, trong khi sản phẩm của UNDERCOVER liên tục cháy hàng thì sản phẩm của Nigo lại ế ẩm. Nhận thấy được nhu cầu của giới trẻ Nhật Bạn đang ưu chuộng những sản phẩm trong nước và thương hiệu mới để khám phá. Nigo đã quyết định thành lập thương hiệu thời trang của riêng mình lấy tên The Bathing Ape (BAPE).

Nằm trên con đường Ura-Harajuku có ý nghĩa là “underground Harajuku“. Đây là con đường tụ hội các thương hiệu thời trang underground của Nhật Bản. BAPE và các cửa hàng thời trang khác nằm trên con đường này sau này là những người tiên phong tạo lên phong cách Urahara sau này.

Ý nghĩa Logo BAPE

Thời điểm này bộ phim “Planet of the Apes (1968)” đang càng quét toàn bộ phòng vé trên toàn thế giới. Và lý do anh lấy tên thương hiệu của mình là A Bathing Ape là câu slogan của thương hiệu “Ape Shall Never Kill Ape” (tạm dịch: Khỉ sẽ không bao giờ giết khỉ”) cũng được lấy cảm hứng từ bộ phim. Nigo và cộng sự Sk8thing đã tự tay vẽ logo đầu khỉ đình đám của nhãn hiệu.

(Ảnh: BAPE)

Với phong cách thiết kế độc đáo mới lạ pha trộn giữa phong cách thời trang của Nhật Bản và Mỹ. Cùng sự nhạy bén trong chiến lược kinh doanh, BAPE đã nhanh chóng leo lên vị trí dẫn đầu thị trường thời trang đường phố Nhật Bản.

 

Nigo là một trong những nhà thiết kế đầu tiên tại Nhật Bản sử dụng danh tiếng của các ngôi sao để quảng cáo và bán sản phẩm. A Bathing Ape được giới thiệu tới thị trường qua những ca sĩ hàng đầu Nhật Bản thời điểm đó. Thành công nhất là sự hợp tác của BAPE với ban nhạc Hip-Hop East End X Yuri (1995) . Nigo đã đích thân Nigo chọn trang phục cho thành viên ban nhạc.

Vương quốc BAPE

BAPE nhanh chóng trở thành thương hiệu “nóng” nhất của Nhật Bản. Bỏ lại họa tiết camo quen thược và thiết kế phức tạp, Nogi tập trung vào thiết kế những mẫu áo thun in hình BAPE LOGO, áo kẻ, quần jeans BAPE.

BAPE còn sở hữu lượng fan đông đảo trên toàn thế giới, trong đó có những ngoi sao lớn như: Lil Wayne, Pharrell Williams… Nhờ đó BAPE đàn trở thành một thế lực lớn trong thế giới thời trang. Hãng không chỉ dừng ở thời trang mà còn mở rọng quy mô sang cả các lĩnh vực khác như cửa hàng cafe, hãng thu âm. Thậm trí hãng còn sở hữu cả một đài truyền hình vô tuyến riêng của mình. A Bathing Ape mở của hàng tại các kinh đô thời trang London, New York. Bape trở thành một biểu thượng cho sự thống trị của văn hóa thời trang đường phố của sứ xở hoa anh đào.

Thời kì suy thoái và Hiện Tại

Cùng với cuộc suy thoái kinh thế thế giới, năm 2009 thương hiệu Bape đã gặp phải khung hoảng do hãng mở rộng hoạt động nhiều lĩnh vực và thua lỗ lên đến hơn 2,8 tỉ USD. Để cứu thương hiệu “cha đẻ” Nigo đã phải bán 90% cổ phần cho công ty HongKong Clothing với giá chỉ bằng một phần mười giá trị hãng khi ở đỉnh cao. Sau đó Nigo đã chính thức phải rời khỏi Bape vào năm 2013, để lại sự tiếc nuối.

Hiện tại sau khi rời khỏi Bape, Nigo vẫn tiếp tục theo đuổi đam mê thời trang. Ông khai trương thương hiệu thời trang Human Made và áp dụng chiến lược tương tự. Ba năm trước ông được bổ nhiệm làm giám đốc thiết kế của UNIQIO và ông còn đang là cố vấn sáng tạo cho adidas.

Dù đã trải qua khủng hoàng và không còn thịnh hàng như xưa nhưng đế chế Bape vẫn có sức ảnh hưởng khủng khiếp tới nền văn hóa thời trang thế giới.

Xem thêm series bài viết:

Bạn đọc đừng quên theo dõi những tin tức về sneakers và streetwear, xu hướng thời trang được cập nhật liên tục trên website và fanpage của RAGUS trong thời gian tới nhé.

Xem ngay các mẫu Áo thun / Áo sơ mi / Quần jeans / Quần kaki

Ragus.vn( Nguồn tham khảo: CNN TalkAsia; wayback machine;highsnobiety; reddit; theidleman)

Mặc đẹp mỗi ngày cùng RAGUS ONLINE

Hơn 100+ mẫu mới mỗi ngày xem ngay Áo / Quần / Giày / Balo / Phụ Kiện Nam

Được tài trợ

Leave a Comment
Được tài trợ