Web 3.0 là gì? Web3 Foundation là gì? Vì sao là tương lai của Internet

Web 3.0 hiện đang là từ khóa được cộng đồng công nghệ crypto, nhà đầu tư quan tâm nhiều nhất trong thời gian qua. Web 3.0 được đánh giá là tương lai của Internet, với tầm nhìn về một internet thông minh phi tâm trung kết nối với nhau. Web 3.0 giúp tạo ra thế giới internet 2.0 nơi mà người dùng có thể kiểm soát dứ liệu cá nhân, nhận được quyền lợi kinh tế xứng đáng, tự do và không bị kiểm soát.

Hãy cùng, Cointime tìm hiểu về Web 3.0 là gì? Tại sao lại là tương lai của Internet 2.0. Sau đó cùng tìm hiểu về Web3 Foundation quỹ đầu tư tiên phong hỗ trợ sự phát triển của công nghệ Web3.

  • Web 3.0 ra đời nhằm giải quyết các hạn chế của thế hệ Web 2.0 đang phổ biến hiện nay.
  • Người dùng thực sự nắm quyền mọi dữ liệu cá nhân và quyền khai thác dữ liệu cá nhân của mình trên nền tảng Web 3.0.
  • Web 3.0 đang ở giai đoạn đầu nhưng đang nhận được sự quan tâm của đông đảo các quỹ đầu tư công nghệ và các công ty công nghệ trên toàn thế giới.

Web 3.0 là gì?

Trước khi tìm hiểu Web 3.0 là gì chúng ta cần tìm hiểu về Web là gì?

Web (Website) là một tập hợp thông tin hoặc dữ liệu mà người dùng có thể truy cập tương tác thông qua internet. Tập hợp thông tin và dữ liệu này được cá nhân, tổ chức đăng tải lên mạng internet. Vd: hình ảnh, video, văn bản, trò chơi…

Có nhiều người thường nhầm lẫn internet với Web. Internet là cơ sở hạ tầng, còn website là những ứng dụng được xây dựng trên cơ sở hạ tầng đó. Bạn có thể hình dung internet như một thư viện rộng lớn còn website là các cuốn sách trong thư viện.

Để hiểu rõ sự vượt trội của Web 3.0 chúng ta cần tìm hiểu về thế hệ Web 1.0 và Web 2.0.

Web 1.0 (1989 -2005)

Web 1.0 được ra đời từ năm 1988, Website giai đoạn này giúp mọi người sử dụng internet có thể tiếp cận thông tin một cách dễ dàng hơn. Web 1.0 thời điểm này chỉ là những trang thông tin văn bản, báo chí và những link kết nối. Người dùng chỉ có thể tương tác một chiều với các thông tin và dữ liệu trên website thời điểm này.

Web 1.0 chỉ dừng lại ở mức hiện thị thông tin để người dùng tiếp cận nó.

Web 2.0 (2005 – nay)

Web 2.0 ra đời đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin giữa người dùng và người dùng, giữ người dùng và website ngày càng tăng. Công nghệ của website 2.0 đã phát triển mạnh mẽ cùng các ngôn ngữ lập trình như: Javascript, Css…

Web 2.0 trở lên phổ biến sau khi bong bóng Internet năm 2000 vỡ cùng với sự ra đời của hàng loạt website nổi tiếng như: Youtube, Facebook, Amazon, Wikipedia….

Web 2.0 giúp con người có thể dễ dàng kết nối, chia sẻ thông tin, kinh doanh trên nền tảng internet. Tuy nhiên, web 2.0 bắt đầu phát sinh các vất đề về quyền riêng tư, bảo vệ dữ liệu cá nhân, tính minh bạch của thông tin, sự tập trung quyền lực trong tay các tập đoàn công nghệ lớn.

Xem thêm  Sàn giao dịch tiền mã hoá là gì? Top 10 sàn giao dịch Bitcoin tốt nhất hiện nay

Web 3.0 (sắp ra mắt)

Web 3.0 là thế hệ thứ ba của web với tầm nhìn xây dựng một internet kết nối với nhau thông minh hơn, phi tập trung, kết nối vạn vật và hòa nhập hơn. Tuy nhiên, phải mất hơn 10 năm để chuyển từ Web 1.0 sang Web 2.0 và dự kiến sẽ mất nhiều thời gian để thế giới chuyển sang Web 3.0

Web 3.0 dự kiến sẽ sớm trở thành hiện thực nhờ các công nghệ sau:

  • Sự tiến bộ về phần cứng thiết bị internet, máy tính, di động.
  • Sự phát triển của công nghệ Blockchain, tính phi tập trung (Decentralized), không cần tin tưởng (Trustless) và không cần thông qua bên trung gian.
  • Những tiến bộ về trí tuệ thông minh nhân tạo (AI) và công nghệ máy học Machine Learning.

Web 3.0 được dự đoán sẽ mở ra một kỉ nguyên mới cho người dùng internet trong tương lai gần.

Tim Berners-Lee đã nói rằng Semantic Web có nghĩa là tương tác “một cách tự động” với các hệ thống, con người và thiết bị gia đình. Như vậy, quá trình tạo nội dung và ra quyết định sẽ có sự tham gia của cả con người và máy móc. Điều này sẽ cho phép tạo ra và phân phối nội dung phù hợp nhất một cách thông minh đến thẳng mọi người dùng internet.

Các tính năng của Web 3.0

  • Semantic Web (Web ngữ nghĩa): Web nâng cao, trong đó nội dung được phân tích dựa trên ý nghĩa của từ nghĩa.
  • Trí tuệ nhân tạo: Tập trung vào xử lý khả năng của trí tuệ thông minh nhân tạo cung cấp kết quả nhanh và phù hợp hơn cho người dùng.
  • Đồ họa 3D: Khả năng thiết kế ba chiều sẽ được sử dụng trong các website và dịch vụ cung cấp hình ảnh trực quan với chất lượng cao và tốc độ nhanh. Ví dụ hình ảnh tham quan bảo tàng, kiến trúc, metaverse…
  • Kết nối: Người dùng có thể kết nối với siêu dữ liệu đơn giản, nhanh chóng, kết nối kho dữ liệu cá nhân.

Các công nghệ nền tảng của web 3.0 gồm: machine learning, công nghệ mạng ngang hàng (P2P), công nghệ blockchain, API mở, phần mềm và mã nguồn mở.

So sánh Web 3.0 với các phiên bản khác

Sau khi tìm hiểu chi tiết các phiên bản Web, Cointime tổng hợp và so sánh các ưu điểm của Web 3.0 so với các phiên bản trước.

Những tiến bộ của Web 3.0

Web 3.0 thừa hưởng những đặc tính của Web 2.0 và thêm vào đó là các cải tiến về công nghệ nhằm giải quyết các khuyết điểm còn tồn đọng.

  • Verifiable: mọi thứ đều minh bạch và có thể xác nhận on-chain.
  • Trustless & Permissionless: Hạn chế tối da những yếu tố liên quan đến lòng tin của bất kỳ ai tham gia vào hệ thống.
  • Self-Governing: Lấy người dùng làm trọng tâm, người dùng có toàn bộ quyền kiểm soát dữ liệu thông tin và hưởng quyền lợi của mình.
  • Distributed: Quyền lực được phân phối cho người dùng và các quyết định phát triển hệ thống được bỏ phiếu thông qua các tổ chức tự trị phi tập trung (DAO). Tất cả hệ thống không bị kiểm soát bởi bất kỳ tổ chức tập trung nào.
  • Native Built-in Payments: Các ứng dụng Web 3.0 không yêu cầu người dùng cung cấp thông tin cá nhân và không thể ngăn cản việc thanh toán, không kiểm duyệt nội dung hay cấp người dùng sử dụng dịch vụ.
Xem thêm  Cách Claim Metamon RACA - MarketPlace RACA NFT trên BSC, ETH. MPB V2.

Các đặc điểm trên có nhiều điểm tương đồng giữa công nghệ Blockchain và Web 3.0.

Những thách thức của Web 3.0

Tuy có các ưu điểm vượt trội nhưng công nghệ Web 3.0 đang trong giai đoạn đầu của sự phát triển và gặp không ít những thách thức cần vượt qua để trở lên phổ biến:

  • Dữ liệu lớn: Đây là một thách thức lớn đầu tiên Web 3.0 cần xử lý đó là khối lượng hàng tỷ, nghìn tỷ trang web và thuật ngữ, video, hình ảnh trên nền tảng internet. Hệ thống Web 3.0 cần xử lý một lượng lớn dữ liệu bị trùng lập và cần một cơ sở hạ tầng khổng lồ để vận hàng để đáp ứng được tốc độ xử lý, chi phí vận hàng…
  • Khả năng mở rộng: do công nghệ web 3.0 đang trong quá trình phát triển và gặp phải nhiều khó khăn khi muốn nâng cấp, mở rộng hệ thống.
  • Trực quan hóa: với sự gia tăng lượng thông tin lớn, trực quan hóa sẽ đóng vai trò quan trọng để dễ dàng nhận ra yêu cầu của người dùng. Người dùng cần phải học những kiến thức mới, tải các phần mềm mới và thao tác mới. Đây là một rào cản để tiến tới mass-adoption.
  • Chi phí: Chi phí để phát triển một dự án Web 3.0 còn rất đắt đỏ, những dapps thường gặp khó khăn trong việc đưa code lên blockchain vì phí Gas của các nền tảng blockchain hiện rất cao.

Web3 Foundtion – tổ chức tiên phong hỗ trợ cho web 3.0

Web3 Foundation với mục tiêu xây dựng một thế hệ internet mới đòi khỏi một khối lượng tài nguyên và nhân tài khổng lồ. Web3 Foundtion là tổ chức ra đời với nhiệm vụ quản lý, ứng dụng giao thức phi tập trung, tao ra một môi trường có tính phân quyền. Web3 Foundtion huy động nguồn lực, tài nguyên, tài chính nhằm hỗ trợ các dự án web 3.0 tiềm năng.

Web 3.0 hiện nay đã có những bước tiến mạnh mẽ đã có thể triển khai ứng dụng trên nhiều mạng lưới blockchain khác nhau như mạng Polkadot và Kusama.

Danh sách dự án Web 3.0 tiềm năng

Nabox

Nabox là dự án được phát triển tử năm 2018 được ươm mầm bởi quỹ NULS Foundation. Ban đầu mục tiêu của Nabox được xây dựng để phục vụ người dùng của NULS, cộng đồng người dùng Nabox đã tăng trưởng mạnh mẽ khi hệ sinh thái NULS không ngừng mở rộng trong thời gian qua.

Tuy nhiên, với sự cạnh tranh thị phần ngày càng gay gắt, Nabox đặt mục tiêu trở thành một ví liên chuỗi tiên phong xây dựng cho Web 3.0. Với Nabox người dùng có thể quản lý tài sản của họ trên nhiều mạng khác nhau bao gồm: Ethereum, BSC, Heco, NULS,… tạo thành nền tảng cho các khả năng chuỗi chéo của NerveNetwork, một dự án trong hệ sinh thái NULS.

Với plugin Nabox người dùng có thể sử dụng liền mạnh tài sản kỹ thuật số của họ trên các chuỗi chỉ bằng một cú nhấp chuột. Với điều này, Nabox hy vọng sẽ thúc đẩy sự phát triển của BSC, Heco, OKExChain, NULS và hạ tầng Ethereum Layer 2.

Danh sách nhà đầu tư của Nabox

Xem thêm  Airbus triển phai cảm biến phát hiện chất lổ mới tại các sân bay

Arweave

Arweave được ví như các nền tảng lưu trữ dữ liệu tương tự như iclound, Google Drive… Arweave là dự án blockchain cung cấp khả năng lưu trữ thông thin dành cho người dùng.

Arweave cung cấp giải pháp sử dụng Blockweave để đáp ứng nhu cầu của người dùng. Nếu bạn không biết Blockweave là gì thì đây là một nền tảng được phát triển nhằm mang lại khả năng lưu trữ on-chain, cho phép mở rộng với chi phí thấp nhất có thể.

Mục tiêu chính của Arweave là xây dựng một kho dữ liệu kỹ thuật số có thể tồn tại mãi mãi. Dự án đang tìm cách đi mới để phá vỡ thị trường điện toán đám mây của các ông lớn công nghệ như Amazon, Google … đang độc quyền.

Livepeer

Livepeer (LPT) là cơ sở hạ tầng hỗ trợ cho streaming video phi tập trung. Livepeer tận dụng tính phân quyền của Blockchain khiến người dùng có thể làm chủ được nội dung mình tạo ra và có thể tự do chia sẻ và kiếm lợi nhuận từ bản quyền của nội dung.

Filecoin

Filecoin (FIL) dự án kho dữ liệu giống với Arweave, dự án cùng thuộc mảng Decentralized Storage. Filecoin là một trong các dự án Web 3.0 làm về mảng storage và nổi bật nhờ ứng dụng giao thức phân phối mã nguồn mở (IPFS).

The Graph

Vậy The Graph là gì? The Graph là một giao thức lập chỉ mục (index) và truy vấn dữ liệu từ blockchain. The Graph cho phép bất kỳ ai cũng có thể truy cập để xây dụng và tạo ra các API mở gọi là Subgraph giúp truy cập Data từ Blockchain dễ dàng, đơn giản hơn.

The Graph đã hoàn thành tích hợp thành công với Chuỗi liên kết (LIÊN KẾT), mạng lưới oracle phi tập trung hàng đầu thị trường. Việc tích hợp cho phép dữ liệu được lập chỉ mục từ các API của The Graph, được gọi là The Graph con chuyển tiếp đến các hợp đồng thông minh thông qua Chainlink oracles.

Helium

Helium là một mạng lưới phi tập trung giúp kết nối tất cả các thiết bị không dây có thể kết nối với internet được xây dựng trên nền tảng blockchain. Helium hoạt động dựa trên Proof of Coverage và cơ chế đồng thuận mới dựa trên HoneyBadger BFT.

Helium được dùng để định tuyến dữ liệu cho các thiêt bị internet of thing có công suất và cấu hình thấp.

Tổng kết

Web 3.0 sẽ giúp tạo ra một Internet 2.0 hoàn toàn mới với trải nghiệm duyệt web các nhân hơn và tùy chỉnh hơn, trợ lý tìm kiếm thông tin thông minh hơn cùng các lợi ích phí tập trung khác mang lại sự công bằng cho các thành phần tham gia vào internet.

Khi hạ tầng cho các ứng dựng Web 3.0 được hoàn thiệt – hãy quan sát cách các thiết bị thông minh thay đổi cuộc sống của chúng ta như thế nào. Chúng ta sẽ thấy sự bùng nổ của nền kinh tế IoT (Internet of Things) cùng hạ tầng máy chủ phi tập trung và ứng dụng phi tập trung (DApp) thúc đẩy sự bùng nổ cho các công nghệ mới trong thế kỷ 21.

Đừng quên tham gia các nhóm, channel của Cointime để có thể giao lưu, chia sẻ, học hỏi từ cộng đồng nhé!

Theo dõi CoinTime tại: Facebook | Twitter | Youtube | Telegram
Nhóm thảo luận: Facebook | Telegram
Liên hệ với chúng tôi: cointimevn@gmail.com

Các quan điểm và ý kiến ​​được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và KHÔNG ĐƯỢC XEM LÀ LỜI KHUYÊN ĐẦU TƯ. Đầu tư vào hoặc giao dịch tiền điện tử đi kèm với rủi ro mất mát tài chính. Theo dõi Ragus để được cập nhật thông tin nhanh chóng. Fanpage Group Telegram Twitter Youtube

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *