Uniqlo: từ một cửa hàng duy nhất đến một đế chế thời trang toàn cầu, với tham vọng trở thành thương hiệu số 1 thế giới.

Vào năm 1949, khi mới thành lập Uniqlo chỉ là một cửa hàng thời trang nam nhỏ ở thành phố Ube, Yamaguchi của Nhật Bản. Uniqlo bắt đầu phát triển mạnh mẽ và mở rộng tại Nhật Bản vào nhưng năm 1980.

Năm 1984, Ogori Shoji, lúc đó đang có một cửa hàng trang phục nam ở Ube, Yamaguchi; mở thêm một cửa hàng mới là Unique Clothing Warehouse ở Fukuro-machi, Naka-ku, Hiroshima, tiền thân của Uniqlo. Cái tên “Uniqlo” ra đời từ đây, là cách viết rút gọn của “unique clothing”

Bức ảnh được chụp vào ngày 2 tháng 6 năm 1984, tại quận Fukuromachi của thành phố Hiroshima vào ngày mở cửa hàng đầu tiên của chuỗi cửa hàng quần áo Uniqlo

Đâu là bức ảnh đánh dấu một cột mốc quan trọng của thương hiệu khi của hàng đầu tiên của chuỗi cửa hàng Uniqlo với tên ban đầu “Unique Clothing Warehouse” (Tạm dịch : kho quần áo độc đáo) – Sau này được rút gọn lại còn Uniqlo để hiện đại hơn, linh hoạt hơn.

Qua hình ảnh ta cũng thấy được cửa hàng được thiết kế theo phong cách đơn giản tối giản. Bảng hiệu cửa hàng với tên thương hiệu sử dụng phông chữ vông được yêu thích trong các bộ phim khoa học viễn tưởng rất phổ biến vào những năm 1980.

Lịch sử hình thành thương hiệu Uniqlo

Tiền thân của Uniqlo là một cửa hàng quần áo nhỏ tên là:”Ogori Shoji” tại thành phố Ube, thuộc tỉnh Yamaguchi tại Nhật Bản được khai trương vào tháng 3 năm 1949 Lúc này cửa hàng được điều hành bởi gia đình Yanai. Một tỉnh nổi tiểng của Nhật Bản về ngành công nghiệp khai khoáng. Vì vậy ban đầu Ogori Shoji chuyên cung cấp các loại quần áo phù hợp với những người công nhân của các khu công nghiệp ở tỉnh.

Sau một thời gian Ogori Shoji nổi tiếng trong giới công nhân nhờ bán những trang phục đẹp, chất lượng cao, bền. Nhờ việc kinh doanh của cửa hàng liên tục phát triển mạnh nên gia đình Yanai đã mở tiếp các cửa hàng khác.

Công việc kinh doạnh đến mức Hitoshi Yanai đã thành lập Công ty TNHH Ogori Shoji vào mùa xuân năm 1963. Và công ty đã có chuỗi tăng trưởng lên tục trong vòng 20 năm. Nhờ nền kinh tế Nhật Bản có có tốc động tăng trưởng  cao trong thời kỳ này.

Đến năm 1984, dưới sự quản lý của Tadashi Yanai , con trai của người sáng lập, công ty đã sẵn sàng để vượt qua thử thách tiếp theo và mở cửa hàng Unique Clothing Warehouse đầu tiên.

Với ý tưởng ban đầu của người sáng lập Uniqlo, ông Tadashi Yanai mông muốn ” Xây dựng một thương hiệu thời trang nơi mà khách hàng có thể mua sắm một cách đơn giản và tiện lợi. Với sản phẩm chất lượng cao và giá cả hợp lý, giống như việc mua một cuốn tạp chí tại quầy báo”.

Xem thêm  Top 10 thương hiệu xa xỉ giá trị nhất năm 2019 : Louis Vuitton trị giá 47,2 tỷ đô
Tadashi Yanai, chủ tịch và giám đốc điều hành của Fast Retailing Co. Ảnh: Bloomberg

“Cảm hứng cho phong cách mua sắm ‘tự phục vụ’ này đến từ một cửa hàng dành cho sinh viên tại một trường đại học mà Yanai ghé thăm trong chuyến đi đến Hoa Kỳ” cô nói. “Thay vì chỉ tự phục vụ, Yanai đã điều chỉnh phong cách phục vụ thành một hệ thống ‘đáp ứng nhu cầu của khách hàng’.”

Với chiến lược xây dựng cửa hàng nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu mua sắm của khách hàng. Các cửa hàng đầu tiên của hãng Uniqlo đã được mở tại các con đương lớn đông đúc dân cư qua lại. Không chỉ thế, cửa hàng còn thiết kế khu vực dành riêng cho khách hàng đi xe hơi và có bộ phận riêng chăm sóc các khách hàng mua số lượng lớn.

Một cửa hàng Uniqlo ở Owariasahi, một thành phố thuộc quận Aichi, Nhật Bản. Ảnh: Uniqlo

Ngoài ra, Uniqlo bắt đầu có tham vọng vươn ra các thị trường nước ngoài. Và thị trường đầu tiên Uniqlo chọn là thị trường Hồng Kong. Đây là một trong những bước đi quan trọng giúp Uniqlo được biết đến trên toàn thế giới sau này.

“Sự tiện lợi, không ngừng đổi mới và công nghệ là những trụ cột tạo nên sự phổ biến của Uniqlo” -Beryl Tung, Người phát ngôn của Uniqlo

 

Vào năm 1994, Uniqlo đã chính thức niêm yết nên sàn chứng khoán Hiroshima. Vào thời điểm nên sàn, Uniqlo đã có chuỗi 100 cửa hàng trên khắp Nhật Bản và nước ngoài.

Với chiến lược mở rộng ra các nước phương Tây, Uniqlo tập trung phát triển các sản phẩm mang thương hiệu riêng của mình. Uniqlo đã đổi mới logo thương hiệu Uniqlo để dễ dàng nhận biết hơn và phù hợp với đối tượng khách hàng trẻ hơn.

Uniqlo đã bắt đầu outsource việc sản xuất quần áo cho các nhà máy ở Trung Quốc, nơi chi phí lao động thấp hơn đáng kể. Điều này giúp công ty giữ giá sản phẩm luôn ở mức thấp. Đặc biệt là trong tình hình kinh tế Nhật Bản đang ở trong khủng khoảng. Điều này con giúp thương hiệu phát triển mạnh khi người tiêu dùng đang yêu thích các sản phẩm chất lượng với giá cả hợp lý.

“Ban đầu, tỷ lệ sản phẩm của thương hiệu Uniqlo trong chuỗi cửa hàng của Uniqlo không cao” – Beryl Tung – phát ngôn viên của Uniqlo chia sẻ. Nhận ra điều này Uniqlo đã liên tục ra mắt các sản phẩm riêng của hãng. Điều này giúp Uniqlo thiết lập vị thế độc quyền với các sản phẩm chất lượng cao cùng giá cả hợp lý.

 

Ngày khai trương cửa hàng tại Tokyo trùng với sự ra mắt của chiến dịch mang tên “Fleece”, mang đến những bộ quần áo mùa đông sành điệu và đầy màu sắc , vừa tiện dụng vừa rẻ tiền. Với các mặt hàng chỉ bắt đầu từ 1.900 yên (Khoảng 500 ngàn đồng). Và đó là sự bắt đầu của những đợt mua sắm điên cuồng cho sau này.

Xem thêm  CHI TIẾT outfit của Sơn Tùng ngày trở lại với MV “Hãy Trao Cho Anh”

“Chức năng tiện ích, sự đổi mới và công nghệ là những trụ cột mạnh mẽ góp phần vào sự phổ biến của các sản phẩm Uniqlo” theo bà Tung. “Ví dụ, Heattech , Airism và Ultra Light Dơn là những công nghệ mới, tiện ích, được sản xuất bằng vật liệu chức năng mới đáp ứng nhu cầu cuộc sống khác nhau của khách hàng đều là những sản phẩm được ưa chuộng.”

Một điều quan trọng nữa chính là Uniqlo sử dụng các vật liệu tự nhiên, cao cấp – như cashmere, merino siêu mịn, vải lanh cao cấp, cotton supima , v.v. – nhưng vẫn có giá cả hợp lý.

Với hơn 500 cửa hàng nội địa tại Nhật Bản vào năm 2001. Uniqlo bắt đầu mở các cửa hàng trực tuyến, mở ra một con đường mới cho việc mua sắm, khách hàng ngày càng nhiều hơn và lợi nhuận đạt đến một tầm cao mới. Uniqlo đã đẩy mạnh kế hoạch đưa thương hiệu đến tầm cỡ quốc tế. Văn phòng Thượng Hải của công ty đã mở vào năm 1999 để tập trung vào quản lý sản xuất. Cửa hàng Uniqlo ở nước ngoài đầu tiên được mở tại London, vào tháng 9 năm 2001. Sau đó một năm là cửa hàng đầu tiên của Trung Quốc tại Thượng Hải.
“ Uniqlo LifeWear là ‘làm cho mọi người’, vì vậy tất cả mọi người đều chính là khách hàng mục tiêu,” bà Tung nói.

Uniqlo – đế chế thời trang nổi tiếng khắp thế giới

Khi thập kỷ trôi qua, logo Uniqlo, đã xuất hiện trên nhiều đường phố mua sắm trên khắp thế giới. New York là cửa ngõ của công ty vào thị trường Bắc Mỹ. Cùng với một cửa hàng ở khu phố Tsim Sha Tsui của Hồng Kông năm 2005. Và tại Seoul Uniqlo được biết đến như một thương hiệu của liên doanh với tập đoàn kinh doanh nội địa khổng lồ Lotte.

Nội thất của cửa hàng Uniqlo trong khu phát triển The Hudson Yards, khu dân cư, thương mại và không gian bán lẻ ở phía Tây Manhattan ở New York. Ảnh: Reuters

Fast Retailing không có cơ sở sản xuất riêng nhưng làm việc với các đối tác trên toàn thế giới. Hiện tại, hầu hết các đối tác này đều ở châu Á, bao gồm Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia và Ấn Độ. Với các văn phòng địa phương khắp nơi tại Thượng Hải, Thành phố Hồ Chí Minh, Dhaka, Jakarta, Istanbul và Bangalore. Tuy nhiên, xưởng thiết kế của Uniqlo vẫn được đặt tại Nhật Bản. Sau đó, từ năm 2004, họ có thêm một xưởng thiết kế ở New York.

Không hề dậm chân tại chỗ, công ty vẫn đang tích cực xây dựng và phát triển dựa trên các mối quan hệ hiện có của mình. Năm 2006, liên minh với công ty vật liệu Toray Industries đã giúp họ tạo ra dòng sản phẩm HeatTech, dòng sán phẩm vô cùng được yêu thích của Uniqlo những năm gần đây. Bên cạnh đó, nhà thiết kế thời trang tối giản người Đức Jil Sander đã được mời về cùng một thuyền với Uniqlo vào tháng 3 năm 2009 để làm việc trong các dự án.

Xem thêm  UNIQLO Việt Nam khai trương cửa hàng tại Hà Nội vào ngày 06/03 sắp tới

Tương tự, nhà thiết kế cao cấp Đài Loan Shiatzy Chen cũng từng làm việc với Uniqlo để ra mắt các colection độc quyền. Nhà thiết kế người Mỹ Alexander Ưang cũng đã từng hợp tác với họ cho dòng sản phẩm cơ bản của HeatTech bao gồm quần legging, đồ lót và bodysuit. Và mới đây nhất, chính là collection mới được hợp tác cùng với Kaws, hay sắp tới đây chính là với cha đẻ của bộ truyện Dragon Balls vốn đã quá nổi tiếng.

Uniqlo – Định hướng phát triển thong thời gian tới

” Fast Retailing đang hướng tới việc tạo ra một ngành bán lẻ tiêu dùng mới, để trở thành thương hiệu số 1 thế giới. Phát triển và xây dựng một thế giới tốt hơn cho thế hệ trẻ”. – Beryl Tung, phát ngôn viên của Uniqlo

Mặc dù thoạt nhìn, mọi thứ mà Uniqlo chạm tới đều biến thành vàng. Tuy nhiên, dù là ai thì cũng sẽ phải có lúc thất bại. Uniqlo từng tham gia vào ngành kinh doanh thực phẩm dưới tên Skip. Tuy nhiên do không thành công, thương hiệu này chỉ kéo dài 15 tháng kể từ năm 2002.

Trong một cuộc phỏng vấn với The Daily Telegraph vào tháng 3 năm 2016, Yanai nói: “Tôi có thể trông thành công, nhưng tôi đã phạm nhiều sai lầm. Mọi người coi sai lầm của họ quá nghiêm trọng. Bạn phải tích cực và tin rằng bạn sẽ tìm thấy thành công trong lần tới.”
Tuy nhiên, những thành công rõ ràng đã vượt xa những thất bại. Vào tháng 6 năm 2019, Yanai được Forbes xếp hạng là người giàu thứ 31 trên thế giới và là người giàu nhất Nhật Bản, với giá trị tài sản ròng ước tính là 29,4 tỷ USD.
Tính đến tháng 2 năm nay, Uniqlo đã có 2.136 cửa hàng tại 22 thị trường, trong đó 825 là con số tính riêng ở Nhật Bản và công ty đang mở khoảng ba cửa hàng mới mỗi tuần. Và tất nhiên, Uniqlo vẫn có đủ khả năng để có những tham vọng lớn hơn trong tương lai.

Ragus.vn (Hình ảnh và nguồn tham khảo:SCMP)

Xem thêm bài viết liên quan

Các quan điểm và ý kiến ​​được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và KHÔNG ĐƯỢC XEM LÀ LỜI KHUYÊN ĐẦU TƯ. Đầu tư vào hoặc giao dịch tiền điện tử đi kèm với rủi ro mất mát tài chính. Theo dõi Ragus để được cập nhật thông tin nhanh chóng. Fanpage Group Telegram Twitter Youtube

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *