TP.HCM đề xuất làm 5 tuyến đường sắt kết nối với nhiều Tỉnh

5 tuyến đường sắt kết nối TP HCM đến Long An, Tây Ninh, Cần Thơ, sân bay Long Thành và trên trục Bắc – Nam được đề xuất đầu tư 10 năm tới thúc đẩy kinh tế vùng.

Nội dung này nêu trong đề án phát triển ngành logistics ở TP HCM đến năm 2025, định hướng đến 2030 vừa được UBND thành phố phê duyệt. Đề án đặt mục tiêu đến năm 2025, thành phố nâng vai trò đầu mối giao thương hàng hoá, kết nối các thị trường góp phần giảm chi phí logistics cả nước so với tổng sản phẩm nội địa 10-15%.

Để làm được điều này, trong 10 năm tới cần phát triển mạng lưới đường sắt hiện đại vận chuyển hàng hoá thông suốt, kết nối các cảng biển quan trọng của TP HCM và khu vực phía Nam. Trong đó, 5 tuyến đường sắt tốc độ cao cần được xây dựng theo quy hoạch, tăng kết nối TP HCM với các tỉnh, thành.

Lộ trình 5 tuyến đường sắt kết nối TP HCM với các vùng. Đồ họa: Thanh Huyền/VnExpress

Tuyến TP HCM – Mỹ Tho – Cần Thơ (dự kiến kéo dài đến Cà Mau) kết nối đường sắt Bắc – Nam. Tuyến này trước đó được nghiên cứu dài hơn 173 km với 14 ga và hai trạm khách đi qua 6 tỉnh thành: Bình Dương, TP HCM, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ. Tuyến có điểm đầu hàng hóa ở TP Dĩ An, Bình Dương, còn điểm đầu hành khách tại huyện Bình Chánh, TP HCM và điểm cuối ở quận Cái Răng, TP Cần Thơ.

Xem thêm  OFF-WHITE x Air Jordan 1 “Canary Yellow” sắp ra mắt

Tuyến TP HCM – Tây Ninh (định hướng kéo đến cửa khẩu Mộc Bài và Xa Mát), kết nối đường sắt TP HCM – Mỹ Tho – Cần Thơ tại ga Tân Chánh Hiệp (quận 12, TP HCM). Theo nghiên cứu, tuyến này dài 139 km, đầu tư trước đoạn từ ga Tân Chánh Hiệp đến ga Trảng Bàng (Tây Ninh), dài gần 40 km.

Tuyến Thủ Thiêm – sân bay Long Thành (Đồng Nai), điểm đầu tại ga Thủ Thiêm (quận 2, TP HCM). Tuyến này dài hơn 37 km, thiết kế đường đôi với 19 nhà ga, chuyên vận chuyển hành khách đi lại ở sân bay.

Tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, trong đó ưu tiên xây dựng đoạn TP HCM – Nha Trang, dài 366 km đáp ứng nhu cầu vận tải lớn. Đoạn từ Thủ Thiêm đến ga Bình Sơn (Đồng Nai) dài 32 km được đầu tư đường sắt tốc độ cao.

Tuyến đường sắt đôi chuyên dụng kết nối từ đường sắt quốc gia đến cảng Hiệp Phước (TP HCM) và cảng Long An. Tuyến này chỉ vận chuyển hàng hóa, điểm đầu tại ga Long Định (huyện Cần Đước, Long An) và điểm cuối ở cảng Hiệp Phước (huyện Nhà Bè, TP HCM), dài hơn 30 km.

Các công trình khi đưa vào khai thác được đánh giá giúp giảm chi phí logistics, tăng kết nối vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và Đồng bằng sông Cửu Long, giúp phân luồng khai thác vận tải hành khách, hàng hoá. Ngoài ra các tuyến cung cấp thêm các dịch vụ vận tải khối lượng lớn, giảm ùn tắc, tai nạn giao thông…

Xem thêm  Cửa hàng Epic Games bị sập ngay khi cho Dowload GTA V miễn phí

Hiện, cả nước chỉ có tuyến đường sắt Bắc – Nam, vốn là đường đơn khiến năng lực vận chuyển hạn chế, chưa khai thác lợi thế. Hạ tầng đường sắt bị cho lạc hậu, kìm hãm khả năng vận chuyển khách, hàng hoá… Ngoài đề xuất đẩy nhanh đầu tư 5 tuyến đường sắt nói trên, đề án nêu cần nâng cấp tuyến đường sắt Bắc – Nam, đảm bảo tàu khách chạy tốc độ trung bình 80-90 km/h, tàu hàng 50-60 km/h.

Các quan điểm và ý kiến ​​được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và KHÔNG ĐƯỢC XEM LÀ LỜI KHUYÊN ĐẦU TƯ. Đầu tư vào hoặc giao dịch tiền điện tử đi kèm với rủi ro mất mát tài chính. Theo dõi Ragus để được cập nhật thông tin nhanh chóng. Fanpage Group Telegram Twitter Youtube

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *