Tiktok: liệu có trở thành nền tảng mạng xã hội mới của giới trẻ

Tiktok là nền tảng chia sẻ video ra đời vào năm 2016 bởi công ty ByteDance. Về sau, ByteDance đã hợp nhất Tiktok và Musical.ly vào năm 2018, khiến Tiktok trở thành ứng dụng giải trí nổi tiếng trên toàn thế giới. Tiktok đang dần trở thành mạng xã hội phổ biến nhất đối với giới trẻ thế giới với lượt cài đặt hơn 1 tỷ trên điện thoại.

TikTok hoạt động ra sao

Tiktok cho phép bạn sử dụng các bộ lọc, chỉnh sửa ảnh, video và công nghệ thực tế tăng cường (AR) để tạo ra các sản phẩm bạn muốn. Dù thời hạn video bị giới hạn không quá 15s, nhưng điều này không những không cản trở sự sáng tạo của nội dung mà còn khiến các video được truyền tải ngày càng chất lượng và phong phú hơn. Trên Tiktok, bạn có thể bắt gặp nhiều video với các chủ đề khác nhau từ âm nhạc, mỹ phẩm, phim ảnh cho đến phong cách sống, thiết kế…

Nếu ban đầu khi mới ra mắt Tiktok chỉ đơn thuần là một ứng dụng chia sẻ các đoạn video ngắn của giới trẻ để giải trí. Thì hiện nay Tiktok đã trở thành một mạng xã hôi với gần 1 tỷ lượt tải ứng dụng trên cả Apple Store và Google Play, cạnh tranh trực tiếp với những ông lớn như Facebook, Youtube.

Những con số biết nói

Tuy “sinh sau đẻ muộn”, nhưng Tiktok lại là ứng dụng mạng xã hội có tốc độ phát triển đáng kinh ngạc khi chỉ cần 3 năm tồn tại đã có thể trở thành đối thủ cạnh tranh với những ông lớn như Facebook, Youtube, Instagram. Đến cuối 2019, những con số thông kê cho thấy Tiktok đã có gần 1 tỷ lượt tải, tạo lên tầm ảnh hưởng lớn khi luôn dẫn đầu các xu hướng mới của giới trẻ trên 150 quốc gia mà nó phủ sóng.

Xem thêm  FTX US ra mắt thị trường NFT - người dùng có thể giao dịch và Mint Solana NFT

Nền tảng mạng xã hội này, trong tháng 7/2019 đã có hơn 500 tài khoản hoạt động tích cực trên toàn thế giới gần gấp đôi mạng xã hội Twitter chỉ có 320 triệu. Sensor Tower trong quý 1 của năm 2019 đã thống kê được rằng Tiktok chính là ứng dụng sở hữu lượt tải về nhiều nhất trên Apple Store với 33 triệu lượt download, đánh bại cả Youtube, Instagram, WhatsApp cũng như Facebook Messenger. Đây cũng là lần đầu tiên thế giới công nghệ ghi nhận có một ứng dụng nằm ngoài sở hữu của Facebook có thể vượt qua ngưỡng 1 tỷ lượt tải về trên cả Apple Store và Google Play.

TikTok giờ đây đã không chỉ còn là ứng dụng mạng xã hội ở Trung Quốc mà đã trở thành mạng xã hội được yêu thích hàng đầu ở nhiều quốc gia. Từ một tân binh bí ẩn nay TikTok đã trở thành ngôi sao đang lên trong giới công nghệ thế giới, chiễm lĩnh một phần quan trọng trên thị trường ứng dụng và được mệnh danh là mạng xã hội của tương lai. Trong khi hàng loạt ông lớn như Facebook Instagram hay Youtube không còn được giới trẻ yêu thích thì Tiktok lại ngược lại. Với kho nhạc khổng lồ cùng hàng loạt các hiệu ứng, trào lưu tạo video ngắn dựa trên trí tuệ thông minh nhân tạo, Tiktok đang cho thấy mình thú vị hơn, một mảnh đất mới màu mỡ hơn các gã khổng lồ khác.

Facebook, Youtube đã cảm nhận được áp lực mà Tiktok gây ra, khi cả hai đã phải nghiên cứu để ra mắt các ứng dụng tương tự TikTok. Youtube tuyên chiến với Tiktok, bằng ứng dụng “Shorts”. Facebook cũng đang phát triển một ứng dụng tương tự TikTok với tên gọi là Lasso và đang được thử nghiệm ở Brazil dự kiến cũng sẽ ra mắt trong năm nay.

“Thiên thời – địa lợi – nhân hòa”

Chữ “thời” của TikTok nằm ở việc tận dụng được dự đoán thông tin ngắn sẽ trở thành xu hướng mới trong nền văn hóa đại chúng và biến nó thành sản phẩm được đầu tư chỉn chu cả về mặt công nghệ lẫn nội dung. Nếu nghệ sĩ thị giác Andy Warhol từng tin rằng “trong tương lai, mọi người sẽ nổi tiếng thế giới chỉ trong 15 phút” thì vào năm 2017, TikTok đã chứng minh rằng bất kì ai cũng có thể được biết đến trên mạng xã hội nhờ chia sẻ video cực ngắn trên nền tảng này chỉ trong 15 giây. Cùng với việc được thừa hưởng nguồn công nghệ hiện đại từ các cuộc thâu tóm của ByteDance, Flipgram và Musical.ly, TikTok đã có thể rút ngắn thời gian, giảm chi phí, bớt khó khăn trong việc khai phá thị trường mới và hòa nhập với các nền văn hóa khác biệt.

Xem thêm  Google bổ sung thêm màu xanh cho Pixel 4a, giới hạn số lượng bán ra

Yếu tố then chốt trong bài toán thành công của TikTok mà không ai trong chúng ta có thể bỏ qua đó chính là sự trưởng thành của thế hệ Y và thế hệ Z – hai đối tượng người dùng chính của TikTok tính đến thời điểm hiện tại. Theo phân tích do Bloomberg công bố vào năm 2018, thế hệ Z sẽ sẽ chiếm 32% dân số toàn cầu vào lúc thế giới bước qua thập kỷ mới 2020. Khi thế hệ này trở thành người tiêu dùng nổi bật hơn, nắm giữ trị giá sức mua lên đến 44 tỉ USD, các thương hiệu muốn tiếp cận được nhóm khách hàng ở độ tuổi này cần thông qua những nền tảng dành riêng cho họ.

Tiktok tại Việt Nam

Chỉ tính riêng ở thị trường Việt Nam trong 96 triệu người, đã có 64 triệu người sử dụng Internet và gần một nửa dân số này (khoảng 42%) là trong độ tuổi 15-24 và 32% ở độ tuổi 25-34. Với dân số trẻ như vậy, không nghi ngờ gì khi Việt Nam đã trở thành thị trường hoạt động tích cực của nền tảng TikTok. Cụ thể, Tiktok ghi nhận có hơn 12 triệu người dùng trong tháng 1 năm 2019 và con số này đang không ngừng tăng lên, nhất là trong những ngày cách ly tại nhà do ảnh hưởng của Covid-19.

Chính sự gián đoạn này đã tạo nên khoảng thời gian nhàn rỗi vàng giúp TikTok tạo nên trào lưu khám phá mới với những người dùng Việt còn xa lạ với nền tảng này. Trong những ngày qua, chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra Tiktok là một trong những cái tên xuất hiện thường xuyên trên các bài post, story từ các tài khoản Facebook hay Instagram của các KOL, influencer, blogger Việt khi họ chia sẻ các video ngắn dựng trên nền tảng này.

Xem thêm  Huawei MatePad ra mắt giá rẻ hơn màn hình 10.4 inch, Kirin 810, pin 7210mAh giá từ 6.2 triệu

Tiktok hỗ trợ chống dịch Covid-19

Mới đây, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Unicef và Bộ Y Tế Việt Nam cũng đã đăng ký tham gia Tiktok để phòng chống tin tức giả mạo và khuyến khích mọi người thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khỏe và các hành động cần thiệt nhằm hạn chế nguy cơ lây lan của dịch bệnh COVID-19.

@who

How is ##COVID19 spread? ##coronavirus

♬ original sound – who

Đặc biệt, vào ngày 30/3/2020 vừa rồi, Tiktok cùng với Bộ Y tế, Ban Chấp hành Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hiệp hội Truyền thông Kỹ thuật số Việt Nam và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đã chính thức phát động chiến dịch #ONhaVanVui (#StayHomeIsFun). Chiến dịch này nhằm kêu gọi mọi người cùng đoàn kết ở nhà, thực hiện nghiêm túc các quy định của chính phủ để góp phần đẩy lùi đại dịch COVID-19. Theo đó, tên của chiến dịch được truyền cảm hứng từ tinh thần “cách ly xã hội”, khuyến cáo mọi người hạn chế tụ tập đông người và đến nơi công cộng.

@onhavanvui

##onhavanvui: @VTV24 Dù ở nhà những vẫn làm nhiều điều có ích! ##safeyou ##coronavirus ##igvgroup ##tiktok @Safe You @IGV group

♬ original sound – Ở nhà vẫn vui

 

Các quan điểm và ý kiến ​​được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và KHÔNG ĐƯỢC XEM LÀ LỜI KHUYÊN ĐẦU TƯ. Đầu tư vào hoặc giao dịch tiền điện tử đi kèm với rủi ro mất mát tài chính. Theo dõi Ragus để được cập nhật thông tin nhanh chóng. Fanpage Group Telegram Twitter Youtube

One thought on “Tiktok: liệu có trở thành nền tảng mạng xã hội mới của giới trẻ

  1. Pingback: Yua Mikami và hàng loạt mỹ nhân 18+ chuyển sang dùng TikTok để giao lưu với fan - Ragus

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *