Quy mô thị trường thời trang cao cấp thứ cấp(Resell) đang ngày càng tăng trưởng

Theo báo cáo nghiên cứu thị trường của Boston Consulting Group nói về việc thị trường thời trang cao cấp thứ cấp (Secondary Market / Resale Market) đã có sự phát triển mạnh mẽ và không ngừng tăng trưởng quy mô thị trường qua từng năm (Primary Market).

Theo nghiên cứu của Boston Consulting Group, Tập đoàn điều tra thị trường đã có một khảo sát trên 12,000 khách hàng tại hơn 10 thị trường khác nhau, mức chi tiêu trung bình lên đến 39.000USD và đưa ra những phân tích vô cùng thú vị sau cho thị trường các sản phẩm cao cấp (luxury) như sau:

– Thị trường thời trang cao cấp thứ cấp chứng kiến sự tăng trưởng chóng mặt từ quy mô thị trường 25 tỷ đô năm 2018 dự kiến quy mô đến 36 tỷ đô năm 2021. Tăng trưởng hơn 24%. Đây là một con số cực kỳ ấn tượng nếu so với mức độ tăng trưởng 3% ở thị trường sơ cấp từ 330 tỷ đô đến 361 tỷ đô.

 

– Ngày càng nhiều các bạn trẻ ở thế hệ Millennials (80s – 90s) và Gen Z (sinh từ 2000s trở về sau) ở các nước có thu nhập bình quân đầu người cao tham gia vào thị trường thời trang cao cấp thứ cấp. Các bạn càng trẻ ở hai thế hệ trên có tỷ lệ lớn trong việc giao dịch mua đi bán lại, ngược lại thì nhóm già hơn Baby Boomers (60s – 70s) & Gen X (40s – 50s) lại có xu hướng là người mua hàng và sở hữu chứ không bán lại.

12 xu hướng thịnh hành trong thị trường thời trang cao cấp năm 2019

  • Collaborations (hợp tác) : Các bộ sưu tập kết hợp giữ các thương hiệu thời trang cao cấp và thời trang thể thao dành cho giới trẻ là xu hướng thịnh hành trong năm qua.
  • Second-hand (Đồ đã qua sử dụng):
  • Sustainability: Với xu hướng sử dụng các chất liệu có thể tái chế và thân thiện với môi trường ảnh hưởng lớn đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng trong năm qua.
  • Luxury Casualwear : Những sản phẩm thời trang có thiết kế phù hợp với hoạt động hàng ngày như sneakers và quần jeans là xu hướng được người tiêu dùng ưu chuộng hơn các thiết kế quá cầu kì khó mặc, mang.
  • Influencers : Những influencers gây ảnh hưởng mạnh đến quyết định mua hàng và nhận diện thương hiệu trong tâm trí của người tiêu dùng châu Á gấp đôi so với châu Âu và châu Mỹ.
  • Social Media (Truyền thông mạng xã hội): Tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong các năm tiếp theo trên toàn thế giới. Dự báo trong thời gian tới kênh truyền thông mạng xã hội sẽ vượt qua tầm ảnh hưởng của các tạp chí thời trang và các kênh truyền thông truyền thống.
  • Online: Thị trường thương mại điện tử tiếp tục có những phát triển mạnh mẽ với hơn 20% sản phẩm thời trang được bán qua online trong năm 2019. Và tiếp tục tăng trưởng trong thời gian sắp tới do thói quen mua sắp của người dùng ngày càng thay đổi.
  • Omnichannel (Đa kênh)
  • Mono-Brand Stores: 
  • Made-in: Made in Italy tiếp tục dẫn đầu toàn cầu trong số các nơi sản xuất thời trang xa xỉ tiếp theo là made in France
  • Mix & Match: Xu hướng kết hợp các sản phẩm thời trang cao cấp cùng các trang phục thể thao và giày thể thao tiếp tục thịnh hành trong thời gian sắp tới.
  • Customization: Xu hướng các sản phẩm thời trang cao cấp có khả năng tùy biến chi tiết tiếp tục được người tiêu dùng trẻ ưu chuộng trong năm qua.
Xem thêm  Villa Tân Định: “Công viên” đậm mùi vị Sài Gòn ngay trong chính ngôi nhà

Một số thuật ngữ căn bản được sử dụng trong báo cáo:

1. Thị trường sơ cấp (Primary Market)

Thị trường sơ cấp là nơi mà end-consumers (người tiêu dùng cuối) dùng tiền để mua trực tiếp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ,… mà thương hiệu tạo ra sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ,… theo giá bán lẻ tạo ra. Người dùng cuối sẽ giao dịch kinh tế và người bán hàng sẽ nhận được tiền theo giá bán lẻ đề ra. Giá bán lẻ sẽ được ghi nhận vào doanh thu của thương hiệu bán sản phẩm.

2. Thị trường thứ cấp (Secondary Market / Resale Market): 

Thị trường thứ cấp  là nơi bạn mua được một sản phẩm có giá bán lẻ (retail price) và bán lại nó với một giá cao hơn giá vốn bạn đã bỏ ra như ví dụ đã đề cập ở trên. Số tiền chênh lệch này được ghi nhận vào tài khoản của người bán (không phải thương hiệu bán sản phẩm với giá bán lẻ), dòng tiền chênh lệch sẽ nằm ở thị trường thứ cấp, không được ghi nhận vào doanh thu bán hàng của thương hiệu.

Bạn có thể tham khảo đầy đủ báo cáo của Boston Consulting Group: Tại đây

Các quan điểm và ý kiến ​​được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và KHÔNG ĐƯỢC XEM LÀ LỜI KHUYÊN ĐẦU TƯ. Đầu tư vào hoặc giao dịch tiền điện tử đi kèm với rủi ro mất mát tài chính. Theo dõi Ragus để được cập nhật thông tin nhanh chóng. Fanpage Group Telegram Twitter Youtube

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *