The Big Short – Đại suy thoái (2015): Liệu có lặp lại trong năm 2020

Có lẽ nhiều người trong chúng ta ngáp lên ngáp xuống, ngao ngán chán chường trong giờ học Kinh tế. Nhưng, nếu xem The Big Short, các bạn sẽ có cái nhìn rất khác về bộ môn nặng nề này.

The Big Short là một phim chính kịch tiểu sử ra mắt vào năm 2015, dựa trên cuốn sách cùng tên của nhà báo Michael Lewis, thuật lại quá trình đi đến cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu giai đoạn 2007-2008. Tác phẩm này không chỉ được đạo diễn bởi một Adam McKay tài năng, mà còn quy tụ dàn diễn viên xuất chúng tại Hollywood, bao gồm Christian Bale, Ryan Gosling, Brad Pitt, hay Steve Carrell. Nhưng nếu đã dựa trên một câu chuyện có thật, thì làm thế nào mà The Big Short có thể tạo ra sức hút đối với khán giả?

Mấu chốt nằm ở cách kể chuyện. Tác phẩm này không xoay quanh một nhân vật hay tổ chức cụ thể, mà chia nhỏ ra nhiều câu chuyện nhỏ khác nhau, với từng nhân vật trung tâm riêng, như tiến sĩ Michael Burry, tay chào hàng Jared Vennett, hay cặp đôi sở hữu quỹ Brownfield Charlie Geller và Jamie Shipley.

Tính hấp dẫn ở đây, là mặc dù câu chuyện được chia ra làm từng phần nhỏ, nhưng chúng lại có sự kết nối và ảnh hưởng chặt chẽ. Mỗi một quyết định đưa ra từ các nhân vật đều có ảnh hưởng đến phần còn lại, ví dụ như phát hiện của Michael ở ngay phần đầu phim đã châm ngòi cho một vụ nổ vĩ đại về sau, hay những hành động của cặp đôi Charlie và Jamie có tác động không nhỏ vào Frontpoint Partners của Mark Baum. Thậm chí, ở một vài phân cảnh, những tuyến truyện trong phim còn giao thoa với nhau, như trường đoạn tại Diễn đàn cổ phiếu hóa của Mỹ tại Los Angeles chẳng hạn. Cách sắp xếp và vận hành đường dây cốt truyện tài tình trong phim khiến khán giả phải giữ tập trung tối đa vào những gì đang diễn ra, bởi nếu chỉ bỏ lỡ một ít tình tiết, khả năng cao là bạn sẽ phải ngồi tua lại phim để có thể bắt kịp câu chuyện đấy.

Xem thêm  5 lưu ý người mua đất nền dự án lần đầu nên biết

Bên cạnh tuyến truyện nhiều lớp lang, The Big Short còn kích thích suy nghĩ người xem bằng những kiến thức kinh tế chuyên sâu. Vì bộ phim đã tái hiện gần như toàn bộ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nên khán giả sẽ liên tục bắt gặp những định nghĩa phức tạp như trái phiếu, thế chấp, nợ xấu, và còn rất nhiều nữa. Tuy nhiên, đạo diễn kiêm biên kịch Adam McKay đã nghĩ ra một ý tưởng thú vị để những kiến thức ấy “dễ nuốt” hơn. Xuyên suốt bộ phim, khán giả sẽ được theo dõi những màn cameo của diễn viên Margot Robbie, siêu đầu bếp Anthony Bourdain, ca sĩ Selena Gomez và nhà kinh tế học Richard Thaler để giải thích về một số thuật ngữ trong phim. Hướng đi này khá hiệu quả, bởi nó vừa cung cấp kiến thức cho người xem một cách gần gũi, dễ hiểu, vừa giữ chân chúng ta trong quá trình theo dõi câu chuyện.

Nhắc đến dàn cameo mà bỏ qua những diễn viên chính thì thật là thiếu sót. Mặc dù góp mặt trong một phim với chủ đề không hề dễ tiếp cận, nhưng những Ryan Gosling, Christian Bale hay Brad Pitt đều làm rất tốt vai trò của mình. Những biểu cảm đa dạng, lời thoại hấp dẫn của họ là một trong những yếu tố lớn nhất tạo ra sức hấp dẫn của phim, qua đó giữ chân người xem suốt hơn 2 tiếng đồng hồ, dù những vấn đề trong phim đều mang tầm vĩ mô. Trên thực tế, Christian Bale đã nhận được đề cử Oscar tại hạng mục nam phụ hay nhất nhờ vai diễn trong tác phẩm này.

Xem thêm  Thêm 3 bệnh nhân mắc Covid-19, nâng tổng ca 207

Bộ phim của đạo diễn Adam McKay còn được đề cử tại hạng mục biên tập, và đó cũng chính là một điểm sáng trong phim. Việc sử dụng rất nhiều góc máy cận, cùng những động tác máy thú vị như zoom in, zoom out liên tục đã tạo ra bầu không khí tràn đầy năng lượng cho phim, khiến mỗi cảnh quay đều có thể thu hút sự quan tâm của khán giả, dù bối cảnh đa phần chỉ là trong những căn phòng công sở đã quá đỗi quen thuộc với tất cả mọi người.

Dưới lớp áo là một phim tiểu sử, The Big Short đã đem đến những góc nhìn chân thật về nền kinh tế Hoa Kỳ. Bộ phim đã nhận được đến 5 đề cử tại lễ trao giải Oscar, và chiến thắng tại hạng mục kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất. Tuy bộ phim này sẽ khiến người xem phải căng não qua từng sự kiện, nhưng khi dòng credit hiện lên, các bạn sẽ nhận ra rằng mình vừa có một trải nghiệm điện ảnh thực sự thỏa mãn.

Các quan điểm và ý kiến ​​được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và KHÔNG ĐƯỢC XEM LÀ LỜI KHUYÊN ĐẦU TƯ. Đầu tư vào hoặc giao dịch tiền điện tử đi kèm với rủi ro mất mát tài chính. Theo dõi Ragus để được cập nhật thông tin nhanh chóng. Fanpage Group Telegram Twitter Youtube

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *