Review phim The Platform – Hố Sâu Đói Khát một thế giới thu nhỏ trong căn hầm

Mang tới thông điệp về bất bình đẳng giữa các tầng lớp, bộ phim The Platform khiến người xem “khó ở” bằng hàng loạt chi tiết đẫm máu kinh dị. Nhiều chi tiết đánh đập, ăn thịt ghê rợn hẳn sẽ khiến khán giả yếu tim khó chịu, nhưng với fan cuồng của thể loại kinh dị máu me (gore), The Platform là bữa tiệc bất ngờ mà Netflix đưa tới.

Dù đã được ra mắt tại liên hoan phim Toronto (TIFF 6 tháng trước), nhưng chỉ tới khi lên sóng dịch vụ trực tuyến Netflix, bộ phim The Platform (tựa Việt: Hố sâu đói khát) thuộc thể loại kinh dị/viễn tưởng mới được gây sốt bởi nội dung cực kỳ ăn khớp với bối cảnh xã hội hiện nay.

Nhân vật chính Goreng tỉnh dậy trong một cấu trúc nhà tù gọi là Cái Hố. Hằng ngày có một bàn tiệc được hạ từ tầng 1 xuống dần các tầng tiếp theo. Cứ thế người ở tầng dưới ăn đồ thừa của người tầng trên, nếu họ còn may mắn được ăn bởi đến tầng thứ 100 là gần như không còn gì. Sau một tháng, các phạm nhân/người tham gia thí nghiệm sẽ được hoán đổi vị trí ngẫu nhiên cho nhau.

Về lý thuyết, chỗ thức ăn được hạ xuống có đủ cho tất cả nếu như mỗi người lấy vừa đủ phần của mình. Điều đó không bao giờ xảy ra. Tháng này có thể sống trong thỏa thuê, tháng sau, nếu bị chuyển xuống các tầng thấp, họ sẽ chết đói hoặc tệ hơn. Như Goreng nói với khán giả: “Ở đây có 3 loại người. Những kẻ ở trên, những kẻ ở dưới và những kẻ ngã xuống.”

Sự Ẩn dụ về các tầng lớp trong xã hội

“Cái Hố” rõ ràng là một hình tượng về xã hội tư bản trong đó những kẻ ở tầng trên thuộc giới thượng lưu, còn số người chui rúc đói khát ở các tầng thấp đại diện cho người nghèo, vô gia cư… Người tầng dưới thì không quyết định được số phận của họ, bởi bàn tiệc luôn được hạ từ cao xuống thấp. Người tầng trên thì “không lắng nghe đám ở dưới”, mỗi cá nhân chỉ cố gắng nhồi nhét hết mức có thể bởi biết đâu tháng này họ “lên voi” nhưng tháng sau lại “xuống chó” ngay tức thì.

Tính ngẫu nhiên của hệ thống không làm lợi cho một ai, nhưng lại nhất quyết không chịu thay đổi. Hậu quả là hành vi của các cá nhân trong xã hội bị thúc đẩy bởi bản năng sinh tồn nguyên thủy, trở nên ích kỷ đến lạnh lùng. Một khi bị nhốt ở các tầng thấp, các tù nhân bắt đầu quay sang tấn công và ăn thịt lẫn nhau, nếu không phải là tự sát.

Sự biến tướng của xã hội thu nhỏ trong phim The Platform có thể liên hệ trực tiếp với bối cảnh hiện đại, khi nhiều người đổ xô đi mua tích trữ thực phẩm, giấy vệ sinh cùng các nhu yếu phẩm khác trước nỗi lo sợ về dịch bệnh hoành hành. Điều này đã tạo nên sự khan hiếm thị trường, đẩy giá hàng lên cao khiến những đối tượng dễ bị tổn thương như người cao tuổi hoặc người nghèo không có cơ hội tiếp cận đồ dùng cần thiết, trong khi người khác lại thừa mứa.

Một xã hội cần sự thay đổi

Dù được giới thiệu là một thí nghiệm hành vi, nhưng rõ ràng qua những thông tin sai mà cựu nhân viên Imoguiri (Antonia San Juan) tiết lộ, có thể thấy hệ thống vận hành của Cái Hố đã hỏng hóc. Cô ta cho Goreng biết có 200 tầng, nhưng thực chất họ đã xuống tới tận tầng 333, cũng như việc Imoguiri nhấn mạnh trong thí nghiệm không có ai dưới 16 tuổi. Tất cả những điều này, cộng thêm thực tế dã man phi nhân đạo khiến nguy cơ sụp đổ của thí nghiệm là hiện hữu. Cái họ cần là một nhân tố.

Xem thêm  Kingdom Tiền Truyện Có Thể Được Sản Xuất Xoay Quanh Nhân Vật Của Jun Ji Hyun

Ngay từ ban đầu, Goreng đã cho thấy anh ta là kẻ khác biệt. Trong khi phần lớn những người tham gia thí nghiệm là phạm nhân, Goreng tình nguyện tham gia để cai thuốc. Mọi người mang theo đồ dùng cần thiết, như ông già Trimagasi (Zorion Eguileor) thủ sẵn một con dao siêu sắc bén, còn anh chàng đem vào tù cuốn sách Don Quixote. Loại người nào lại mang sách vào đây cơ chứ? Hẳn là những kẻ nhân nghĩa một cách hoang tưởng như hiệp sĩ Đông Ki Sốt.

Goreng không nhất thiết là một người. Đó có thể là hiện thân của chút lý tưởng còn sót lại trong thế giới hàng hóa, một biểu tượng sinh ra để hy sinh như Đấng Messiah, như Đức Phật nhìn thấu mọi khổ đau trần gian. Và vì đạo đức của anh ta nguyên vẹn nhất, Goreng từ chối chấp nhận luật chơi của thế giới tư bản đặt ra.

Lột tả bản chất thật của con người

Điều khiến cho bộ phim The Platform gây được ấn tượng ngay cả khi có một cái kết tầm thường nằm ở bối cảnh khá độc đáo cùng cách vận dụng thể loại kinh dị để kể chuyện. Có những sự đối lập rõ ràng đến nhức nhối giữa căn bếp chuẩn bị bàn tiệc, nằm ở tầng 0, chất đầy đồ ăn ngon lành trên những bàn tay đầu bếp nườm nượp qua lại. Ông bếp trưởng mắng nhiếc nhân viên chỉ vì sợi tóc trong món ăn, trong khi chỉ cần xuống tới tầng số 1, tất cả sẽ chỉ còn được gọi với cái tên chung: đồ ăn.

Xem thêm  Chàng Will Tốt Bụng - Good Will Hunting (1997): Sự cô đơn của một thiên tài

Chúng bị đối xử thô bạo bằng những bàn tai cái miệng đói khát, người ở trên đại tiểu tiện lên đồ ăn người ở dưới còn những người ở dưới nữa thì đến cái xương cũng không có mà ăn. Càng về những tầng dưới, mức độ kinh dị máu me càng được đẩy cao. Cái đói song hành cùng bạo lực. Khi người ta khổ quá, người ta không còn nghĩ đến ai khác ngoài mình.

Chính Goreng đã tận mắt và cũng là nạn nhân của bản năng sinh tồn con người. Nhiều chi tiết đánh đập, ăn thịt ghê rợn hẳn sẽ khiến khán giả yếu tim khó chịu, nhưng với fan cuồng của thể loại kinh dị máu me (gore), bộ phim The Platform là bữa tiệc bất ngờ mà Netflix đưa tới.

The Platform – Hố sâu đói khát đã phát hành trên Netflix.

 

Các quan điểm và ý kiến ​​được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và KHÔNG ĐƯỢC XEM LÀ LỜI KHUYÊN ĐẦU TƯ. Đầu tư vào hoặc giao dịch tiền điện tử đi kèm với rủi ro mất mát tài chính. Theo dõi Ragus để được cập nhật thông tin nhanh chóng. Fanpage Group Telegram Twitter Youtube

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *