Nike, H&M và hàng loạt thương hiệu bị Trung Quốc tẩy chay

Nike, H&M cũng như nhiều thương hiệu quốc tế khác như Uniqlo, adidas, New Balance… đang nằm trong vòng xoáy tẩy chay và chỉ trích của dân chúng và chính quyền Trung Quốc vì vấn đề nhân quyền và luật lao động của người Duy Ngỗ Nhĩ tại Tân Cương.

Nhiều thương hiệu thời trang lớn của Mỹ và châu Âu, điển hình là Nike và H&M, hiện đang phải đối mặt làn song tẩy chay tại Trung Quốc rộ lên chỉ sau một đêm. Họ thật sự đang nằm trong một tình thế tiến thoái lưỡng nan khi khó có thể vẹn cả đôi đường giữa phương Tây và Bắc Kinh, vì nếu vẫn sử dụng chất chất liệu bông sản xuất tại Tân Cương (nơi mà bị Mỹ và châu Âu cáo buộc chính quyền Trung Quốc đàn áp và bóc lột sức lao động của người Duy Ngô Nhĩ) thì sẽ bị phương Tây lên án; còn chiều ngược lại, nếu họ từ chối mặt hàng này khiến mất đi thị trường lớn thứ nhì thế giới.

Vào hôm thứ Tư (24/3), tập đoàn Hennes & Mauritz AB (H&M) đã bị Đoàn Thanh niên Cộng Sản và Quân đội Giải phóng Nhân dân chỉ trích sau khi cư dân mạng Trung Quốc “đào” lại các tuyên bố cáo buộc của tập đoàn về việc Trung Quốc cưỡng bước lao động tại Tân Cương. Từ đó làm dậy lên làn sóng kêu gọi tẩy chay nhà bán lẻ thời trang Thuỵ Điển này (thị trường Trung Quốc đóng góp 5,2% doanh thu toàn cầu cho H&M), sau đó làn sóng này lan rộng sang cả Nike khi mà trước đó “ông lớn vùng Oregon” tuyên bố sẽ không sử dụng nguồn nguyên vật liệu tại Đại Lục vì quan ngại về vi phạm luật lao động.

Xem thêm  TP.HCM có thêm 3 bệnh nhân mắc Covid-19 kết thúc điều trị

Trên trang Weibo, Đoàn TNCS Trung Quốc đăng lời chỉ trích H&M như sau: “Muốn kiếm tiền ở Trung quốc trong khi tung tin đồn thất thiệt và tẩy chay bông Tây Cương? Suy nghĩ viễn vông!”. Trong khi đó, một tài khoảng Weibo của trang QĐGPND gọi tuyên bố của tập đoàn bán lẻ Thuỵ Điển này là “ngu dốt và kiêu ngạo!”.

Sau H&M và Nike, nhiều thương hiệu lớn khác như: Uniqlo, adidas, GAP, New Balance… cũng tuyên bố tẩy chay vải bông từ Tân Cương. Riêng Anta Sports Products Ltd., tập đoàn quần áo – giày dép thể thao của Trung Quốc (hiện sở hữu Fila và Hongxing Erke Sports Products) lại tuyên bố vẫn tiếp tục sử dụng nguồn nguyên liệu từ Tân Cương.

Các công ty Trung Quốc tại Tân Cương hiện nay sản xuất hơn 80% lượng bông cả nước. Trong bối cảnh này, các cổ đông của các công ty đã thể hiện lòng yêu nước của họ bằng cách thực hiện một số biện pháp trừng phạt những ai có liên quan đến những thương hiệu phương Tây kể trên và khen thưởng những công ty tỏ rõ lòng yêu nước. Cổ phiếu Anta tăng 11% tại Hong Kong, công ty thời trang Xinjiang LaChapelle Fashion Co. tăng gần 40%, trong khi nhà cung cấp vật liệu cho Nike là Topsports International Holdings Ltd. rớt gần 12% – mức giảm thấp nhất từ trước đến nay.

Còn với H&M China, họ tuyên bố rằng chuỗi cung ứng toàn cầu của họ tuân thủ các cam kết bền vững và không thể hiện bất cứ quan điểm chính trị nào. Họ cho biết rằng, chi nhánh tại Trung Quốc không mua bông trực tiếp mà sử dụng nhà cung cấp từ bên thứ 3. Tuy vậy, những tuyên bố này không thể ngăn chặn làn sóng phản đối ngày càng tăng ở Trung Quốc. Và khi làn sóng chỉ trích tại Đại Lục đang lan rộng, tất cả những sản phẩm của các nhãn hàng không chỉ H&M, Nike mà cả Uniqlo, GAP, adidas… đều nhanh chóng bị gỡ bỏ khỏi các trang thương mại điện tử lớn ở nước này.

Xem thêm  Hình ảnh chính thức Nike Air Force 1 Low “Shanghai”

Trong khi đó, phát ngôn viên của Bộ Thương mại Trung Quốc – Cao Phong (Gao Feng), lên tiếng: “Chúng tôi không thể dung thứ cho bất cứ thế lực nào sỉ nhục và hoen ố chất lượng tuyệt vời của bông Tân Cương. Những người tiêu dùng Trung Quốc đã hành động để phản ứng lại quyết định kinh doanh của một số công ty dựa trên thông tin sai lệch. Chúng tôi hy vọng các công ty có liên quan sẽ tôn trọng luật thị trường, sửa chữa lại những sai lầm và tránh chính trị hoá các vấn đề thương mại”.

Giám đốc điều hành của công ty tiếp thị và thương hiệu China Skinny có trụ sở tại Thượng Hải – Mark Tanner, cho ý kiến: “Đây là một tình thế đáng lo ngại. Nếu quỹ đạo lưỡg cực cứ thế này tiếp diễn, các thương hiệu cần phải đưa ra các quyết định có ý thức hơn, cần thận trọng cân nhắc xem người tiêu dung ở Trung Quốc phản ứng thế nào so với ở Phương Tây”.

Tân Cương luôn là “điểm nóng” giữa Trung Quốc và phương Tây khi nhiều báo cáo cho rằng hơn 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ, mà chủ yếu theo đạo Hồi, bị đưa vào các trại cải tạo và lao động khổ sai, khiến Hoa Kỳ cũng như các đồng minh cáo buộc Bắc Kinh phạm tội diệt chủng. Trung Quốc cũng bác bỏ các cáo buộc này và gọi đó là “lời nói dối lớn nhất thế kỷ”. Bắc Kinh cho biết, những chính sách họ làm đều hướng khu vực ra khỏi cảnh nghèo đó, thúc đẩy nền kinh tế và chống chủ nghĩa cực đoan.

Xem thêm  Ý nghĩa logo thương hiệu Comme des Garçons

Trong bối cảnh rối hiện nay, các ngôi sao làm đại diện thương hiệu cho H&M, Nike cũng như những thương hiệu liên quan đều cắt đứt mối liên họ với các nhãn hang. Hai cái tên nổi bật nhất trong số đó Victoria Song/Tống Thiến (cựu thành viên f(X)) và Vương Nhất Bác (Wang Yibo).

Victoria Song chính thức kết thúc hợp đồng với H&M.

Theo phát ngôn chính thức của Victoria Song Studio (công ty đại diện của Victoria): “Lợi ích của đất nước quan trọng hơn bất cứ điều gì khác. Chúng tôi kiên quyết chống lại mọi sự kỳ thị với Trung Quốc và không đồng ý với việc sử dụng mọi chiến lược kinh doanh để bôi nhọ và vu khống đất cũng như công dân”. Còn Vương Nhất Bác cũng tuyên bố ngừng mọi sự hợp tác với Nike với lý do cực lực phản đối bất cứ bình luận và hành vi nào bôi nhọ Trung Quốc.

Vương Nhất Bác cũng tuyên bố rời bỏ Nike.

Nguồn: Bloomberg, AllKpop

Các quan điểm và ý kiến ​​được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và KHÔNG ĐƯỢC XEM LÀ LỜI KHUYÊN ĐẦU TƯ. Đầu tư vào hoặc giao dịch tiền điện tử đi kèm với rủi ro mất mát tài chính. Theo dõi Ragus để được cập nhật thông tin nhanh chóng. Fanpage Group Telegram Twitter Youtube

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *