Review phim Những đứa con của Hải thú (Kaijū no Kodomo – Children of the Sea)

Khẳng định đầu tiên: Nên trải nghiệm ngoài rạp vì “Children of the Sea” sẽ mất 1 điểm khi coi trên laptop, tablet. Bạn sẽ có được cảm giác mình đang trôi trong đại dương sâu thẳm đầy màu sắc. Một điều nhỏ nữa là mình thấy suất chiếu cuối cùng ở Liên Hoan Phim lúc 19h ngày 20 đã gần đầy, nên hãy nhanh đặt mọi người nhé.

Có lẽ đây là phim mà số lượng người xem xong sẽ phải mắt chứ A, mồm chữ O nhiều nhất trong mùa LHP Nhật Bản năm nay do nội dung rất TRỪU TƯỢNG và đòi hỏi một lượng kha khá kiến thức về văn hóa xứ sở phù tang, vật lý thiên văn và hải dương học. Triết lý trong phim xoay quanh cuộc sống đời thường của con người với môi trường biển và vượt xa khỏi khoảng không – thời gian .

Nét hoạt họa đặc trưng nhưng vẫn đầy chất tỉ mỉ.

Điểm cộng đầu tiên mà khi bước ra khỏi rạp mình thấy là hình ảnh ai nấy đều khen. Phim áp dụng CGI giúp dựng những slideshow sinh vật biển hết sức kì vĩ nhưng phần ngoạn mục chắc chắn phải là những bức hình cá voi vẽ tay với bao nhiêu là chi tiết nước khi dịch chuyển. Màu sắc của nhân vật, cảnh vật, hiệu ứng đến chuyển động đều uyển chuyển, mềm mại, cảm giác khiến người xem cực kì dễ chịu. Ánh sáng lúc lung linh trong cảnh ngày thường, lúc đơn sắc tinh tế trong một cảnh tĩnh hay một chuỗi hoạt hình. Đẹp sững sờ, đẹp đến ám ảnh..

Xem thêm  FROZEN 2 VÀ VĂN HOÁ TÍN NGƯỠNG SAMI: HÀNH TRÌNH CỦA ELSA HAY CỦA MỘT PHÁP SƯ NOAIDI?

Âm thanh trau chuốt, lắng đọng trong từng khung hình.

Phần âm thanh thực sự không có gì để chê. Những bài hát mang âm vang của nỗi buồn da diết hòa quyện hài hòa trong từng khung hình animation. Bài Ending thực sự siêu hayyy.

Cuối cùng là về nội dung. Sở dĩ nói đến nội dung cuối cùng là vì ngay từ ban đầu mình nói phim rất trừu tượng, bản thân mình xem lần đầu ra khỏi rạp với đầy những thắc mắc. Nhưng cũng chính vì thế theo mình nếu giải nghĩa nội dung sẽ khiến nó MẤT HAY. hãy dùng trí tưởng tượng và ‘thả lỏng’ thư giãn và trôi theo mạch phim. Một cảm giác rất lâu rồi không tìm lại được từ khi xem Spirited Away.

Mặc dù vậy mình sẽ nói thêm dưới nếu bạn nào muốn tìm hiểu nhé.

Cụ thể, có một mối tương quan mật thiết giữa vạn vật (vật chất) ở mọi hình thể: sinh vật sống, hiện tượng thiên nhiên, không – thời gian được thể hiện qua vòng tròn luân hồi của sự sống, cái chết và tái sinh. Có thể hiểu là mọi vật không tự nhiên sinh ra và mất đi mà chỉ chuyển từ kiếp này (hình thể/dạng sống) sang một kiếp khác. Trong phim, nhân vật Umi (tiếng Việt là biển) và Sora (là bầu trời) là hai ‘sinh vật’ tuy giống mà hoàn toàn khác nhau. Điều này về sau được giải thích là biển có sự phản chiếu hình thể từ bầu trời. Nếu như sự vụt tắt của một ngôi sao, một thiên hà là dấu chấm hết cho chính bản thân nó thì điều này lại là tiền đề để tạo ra những ngôi sao, thiên hà mới. Sự sống của Trái Đất cũng bắt đầu từ đó, từ sự va chạm giữa những ngôi sao cho đến khi hình thành bề mặt, tạo ra nước và những sự sống vi sinh đầu tiên. Chính ra là, biển cả bao la của chúng ta là một vũ trụ thu nhỏ, nơi con người chúng ta đóng vai trò là một đứa con ‘vô tình’. Hình ảnh con người được sinh ra, lớn lên và chết đi đã được hình tượng hóa trong tác phẩm này (gia đình của Ruka từ bà ngoại đến mẹ và người em mới sinh ra), để chỉ ra rằng con người không chỉ là một bản nguyên mà còn là sự kế thừa di sản của người mẹ Trái Đất và người cha Vũ Trụ. Mặc dù khoa học đã có những tiến bộ vượt bậc để giải thích và quan sát sự hình thành nguồn gốc vạn vật, con người vẫn chưa thể hiểu hết những thứ về tâm linh (ở thế giới bên kia hay một chiều không gian khác) nơi mà 90% những vật chất tối chiếm hết khối lượng của vũ trụ, cũng như những bí ẩn của đại dương bao la rộng lớn.

Xem thêm  Phim Trước ngày em đến - Me Before You: Liệu thế nào là một tình yêu đẹp

Kết lại: Xét khía cạnh cảm tính, Children of the Sea như một vì sao, thật khó để đánh giá ý nghĩa của một vì sao. Nhưng chắc hẳn nổi bật hơn cả là mặt thiết kế sản xuất và hình ảnh vô cùng ấn tượng (visually stunning – bạn có thể bật series Cosmos 2014 của Neil Tyson và xem minh họa về vũ trụ để hiểu ý mình nói ^^)

Các quan điểm và ý kiến ​​được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và KHÔNG ĐƯỢC XEM LÀ LỜI KHUYÊN ĐẦU TƯ. Đầu tư vào hoặc giao dịch tiền điện tử đi kèm với rủi ro mất mát tài chính. Theo dõi Ragus để được cập nhật thông tin nhanh chóng. Fanpage Group Telegram Twitter Youtube

4 thoughts on “Review phim Những đứa con của Hải thú (Kaijū no Kodomo – Children of the Sea)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *