NFT là gì? Nguồn gốc, Ứng dụng của công nghệ NFT Blockchain

NFT (non-fungible token – hay dịch ra là “bằng chứng không thể thay thế về mặt pháp lý) là một loại bằng chứng xác thực, kỹ số số về quyền sở hữu của một người đối với một tài sản (tranh ảnh, video, âm thanh kỹ thuật số,…)

NFT là gì?

“Non-fungible token” là một tài sản kinh tế mã hóa (crypto economy) kỹ thuật số đại diện cho các sản phẩm và dịch vụ vật lý hay kỹ thuật số. Khái niệm “có thể thay thế” (fungible) có nghĩa tài sản này có thể được tráo đổi để có được một tài sản y hệt hay có giá trị tương đương. Một tờ tiền 10 dollar có thể được thay thế bởi một tờ y hệt hoặc 2 tờ 5 dollar. Không thể thay thế về mặt pháp lý (non-fungible) có nghĩa là một thứ không thể thay thế hay chia nhỏ thành nhiều phần – bởi vì đó là một tài sản được chứng thực là duy nhất.

Nói theo cách khác, NFT là một loại tài sản kỹ thuật số có chứa thông tin về quyền sở hữu được lưu giữ trên blockchain. NFT được dùng để xác thực kỹ thuật số các món hàng như tác phẩm nghệ thuật, vật phẩm game,… Phần lớn NFT được lưu giữ trên mạng blockchain Etherum hay các mạng blockchain khác như Flow, Solana, Polygon cũng hỗ trợ loại chứng thực số này.

Nói ngắn gọn, blockchain là một hệ thống cho phép theo dõi giao dịch gửi và nhận thông tin trên mạng Internet. Nó có chức năng như một sổ cái lưu trữ thông tin dưới dạng các khối dữ liệu (data block) được ghép lại thành một chuỗi (chain). Tài sản số duy nhất đã được lưu trên blockchain sẽ không thể bị thay đổi, mãi mãi độc nhất và đó là lý do tại sao chúng có thể đắt đến vậy.

NFT vận hành như thế nào?

NFT là một dạng chữ ký số được lưu giữ trên blockchain, công nghệ tương tự cách mà tiền mã hóa (cryptocurrency) hoạt động. Các bằng chứng số (token) đại diện cho tài sản liên kết như tác phẩm nghệ thuật số đóng vai trò xác thực tài sản là duy nhất và là phiên bản gốc. Đó có thể là một file ảnh tĩnh, ảnh động, nhạc hay bất cứ loại tệp tin kỹ thuật số nào.

NFTs ra đời như một phương pháp đăng ký quyền sở hữu đối với một tài sản đặc biệt, bao gồm tranh ảnh nghệ thuật, vật phẩm game… Tài sản số này trở thành một NFT khi nó được đánh dấu trên blockchain, nhờ đó nó được gán thêm một đoạn hash mã hóa đặt biệt. Khi đó tài sản được coi là đã được tokenized (xác thực số). Nhờ đó, bất kỳ ai cũng có thể xác minh được độ tin cậy của tài sản cũng như quyền sở hữu đối với tài sản đó, khiến cho việc làm giả tài sản đó trở nên bất khả thi.

Một tài sản càng ít phổ biến thì tài sản đó càng có giá trị. Hãy nghĩ tới bức họa “Mona Lisa”: bạn có thể sao chép ra một poster và dán nó lên tường, nhưng poster này tối đa chỉ có giá trị về cảm xúc đối với bạn, trong khi bức tranh gốc vẫn là duy nhất và có giá trị kinh tế vì độ hiếm của nó. NFT cho phép bạn xác thực quyền sở hữu bản gốc với một tài sản số ngay cả khi có hàng triệu bản sao khắp nơi trên mạng Internet.

Khi mua NFT, bạn đang mua lại chứng thực về quyền sở hữu của một tài sản. NFT thường được ứng dụng trong ngành công nghiệp hàng hóa sưu tầm.

Một ví dụ đặt biệt đó là NBA Top Shot, một nền tảng cho phép trao đổi các hình ảnh, video trong game và điểm nhấn của các trận đấu NBA. Khi mua các tệp dữ liệu này, người mua trở thành chủ sở hữu của các ‘khoảnh khắc’ ấn tượng nói trên.

Nghe có vẻ điên rồ, nhưng việc sở hữu các khoảnh khắc trong game, hay bản gốc của các ảnh động meme lại có giá trị cảm xúc lớn đối với những người sưu tầm, và chính giá trị này cùng cảm giác ‘là người duy nhất’ sở hữu một món đồ hiếm là mấu chốt.

Xem thêm  GPU tích hợp trong chip AMD Ryzen 4000 khỏe hơn cả PS4 lẫn Xbox One

NFT được phát minh từ bao giờ?

NFT đã có mặt từ những năm 2012 với các loại tiền mã hóa khác dựa trên Bitcoin, nhưng chúng mới chỉ bắt đầu được chú ý tới từ năm 2017 với sự xuất hiện của CryptoPunk bởi studio game Larva Labs. Đây là một trò chơi sưu tầm với 10.000 ảnh avatar được tạo ra bằng thuật toán. Các ảnh đại diện này có hình dạng người, người ngoài hành tinh, tinh tinh và zombie. Mỗi hình đều đặc biệt và không giống bất kỳ hình nào khác. Nhờ công nghệ NFT, CryptoPunk số 7804 đã được bán với giá 7,5 triệu USD.

NFT CryptoPunks

Cùng năm đó, Dapper Labs đã phát hành game CryptoKitties, một trò chơi trong đó người chơi có thể sưu tầm, lai tạo và trao đổi những chú mèo ảo. Hơn 10 nghìn NFT ảnh đại diện khác đã được tạo ra và một trong số đó, một con mèo ảo có tên Dragon đã được bán với giá 1 triệu USD.

Đâu là NFT đầu tiên được tạo ra?

NFT đầu tiên trong lịch sử được tạo ra có tên “Quantum”, là một tác phẩm được bán với giá 1 triệu 472 nghìn USD bởi nhà đấu giá Sotheby’s vào tháng 6 năm nay.

“Quantum”, tác phẩm bởi nghệ sĩ Kevin McCoy, là một hình động bát giác được tạo ra tháng 5 năm 2014. Đây là tác phẩm đầu tiên được gán quyền sở hữu NFT, một thuật ngữ mà mới chỉ được nhắc tới mới đây từ năm 2017.

‘Quantum’ được Sotheby’s đưa ra đấu giá

Làm thế nào để tạo ra NFT?

Tạo ra NFT là một tác vụ khá đơn giản không yêu cầu hiểu biết nâng cao về kinh tế tiền mã hóa hay blockchain. NFT có thể được tạo ra cho một file ảnh hay bất cứ loại file nào, hay được sử dụng để tạo ra các hàng hóa sưu tầm như thẻ bài…

Trước khi bắt đầu, bạn cần lựa chọn xem mạng blockchain nào bạn muốn sử dụng để phát hành NFT. Etherum là mạng lưới được sử dụng bởi phần lớn các nghệ sĩ khi tạo ra NFT. Tuy nhiên ngày càng có nhiều blockchains khác trở nên phổ biến cũng có khả năng tạo ra NFT như: Binance Smart Chain, Flow bởi Dapper Labs, Tron, EOS, Polkadot, Tezos, Cosmos, WAX…

Mỗi blockchain này đề có chuẩn NFT token, ví cũng như các sàn giao dịch riêng. Ví dụ nếu bạn tạo ra NFT trên Binance Smart Chain, bạn chỉ có thể trao đổi chúng trên các chợ NFT hỗ trợ mạng tài sản Binance Smart Chain (BSC) và đồng BNB. Có nghĩa là bạn sẽ không thể bán chúng trên các chợ như VIV3 – một nền tảng giao dịch dành cho mạng Flow của Dapper Labs, hay OpenSea vốn dành cho mạng Etherum và Polygon.

Chợ NFT OpenSea cho phép bạn kết nối ví và đăng tải hình ảnh hoặc file bạn muốn biến thành NFT

Do Etherum là mạng lưới dẫn đầu về nền kinh tế NFT, một số thứ bạn cần nếu bạn có ý định sử dụng mạng Etherum đó là:

– Ví kỹ thuật số hỗ trợ ERC-721 (chuẩn token NFT Etherum) như MetaMask, Trust Wallet hay Coinbase Wallet. Khoảng $50-$100 dưới dạng ETH, đồng tiền của mạng Etherum. Bạn có thể mua ETH tại các sàn giao dịch tiền mã hóa.

– Sau khi đã sở hữu một chút ETH để giao dịch, có một số các chợ NFT cho phép bạn kết nối ví và đăng tải hình ảnh hoặc file bạn muốn biến thành NFT.

– Các chợ NFT chính trên mạng Etherum bao gồm: OpenSea, Rarible, Mintable.

Trên OpenSea và các chợ khác, bạn có thể đính kèm các thông tin về tính năng đặc biệt vào NFT để tăng độ hiếm và đặc biệt cho NFT của bạn. Các nghệ sĩ có thể đính kèm các nội dung đặc biệt chỉ chủ sở hữu có thể xem. Nội dung đính kèm này có thể là bất kì thứ gì, ví dụ mật khẩu để truy cập vào các dịch vụ hay mã coupon, thông tin liên lạc.

Tạo ra NFT có mất phí?

Mặc dù tạo ra NFT trên OpenSea gần như không mất phí, một số nền tảng khác thì thu phí. Phí này có thể chỉ là một khoản ETH nhỏ để làm phí giao dịch trên mạng blockchain, trong trường hợp này giao dịch là tạo ra NFT mới.

Phí này thay đổi dựa trên tình trạng của mạng lưới. Càng nhiều người giao dịch thì phí càng cao và ngược lại.

Làm thế nào để bán NFT?

Để bán NFT trên chợ, bạn cần truy cập bộ sưu tập của bạn và cài đặt giá bán cho NFT. Bạn có thể bán theo dạng đấu giá hay giá cố định.

Xem thêm  Bitcoin có thực sự ẩn danh?

Ether và các token ERC-20 là các loại tiền mã hóa phổ biến để sử dụng buôn bán NFT, tuy nhiên, một số nền tảng chỉ hỗ trợ sử dụng token của mạng lưới nội bộ. Ví dụ VIV3 chỉ chấp nhận sử dụng token FLOW của mạng blockchain Flow.

Một số chợ NFT khác cho phép bạn cài đặt tỉ lệ hoa hồng bạn nhận được mỗi khi NFT được bán. Các hợp đồng thông minh cho phép các nghệ sĩ có được hoa hồng mỗi khi tác phẩm được bán lại, tạo ra tiềm năng thu nhập thụ động cho các nghệ sĩ và tác giả.

Một lưu ý là để đăng NFT lên chợ đôi khi sẽ mất phí.

Làm cách nào để mua NFT?

Trước khi bạn móc hầu bao mua NFT, có 4 câu hỏi bạn cần suy nghĩ kĩ:

Mua NFT từ chợ nào? Sử dụng ví nào để kết nối với nền tảng chợ NFT? Sử dụng loại tiền mã hóa nào để nạp vào ví và sử dụng? NFT bạn muốn mua sẽ được bán như nào? Đấu giá? Mở bán giới hạn?…

Có thể bạn đã biết, một số NFT chỉ sẵn có trên một số nền tảng nhất định. Ví dụ, nếu bạn định mua NBA Top Shot, bạn cần mở tài khoản NBA Top Shot, tạo ví Dapper và nạp tiền dưới dạng token USDC hay loại token phù hợp khác. Bạn cũng cần phải đợi sản phẩm được công bố và nhanh tay mua trước khi hết hàng

Mở bán giới hạn là một phương pháp để tăng độ hiếm của NFT nhờ tạo ra một nhóm khách hàng với nhu cầu mua mạnh. Những đợt mở bán thường yêu cầu người mua đăng ký tài khoản và nạp tiền vào trước để tránh lỡ cơ hội mua được NFT. Những đợt bán này chỉ kéo dài vài giây, nên bạn cần chuẩn bị sẵn mọi thứ.

Top 9 chợ NFT phổ biến bao gồm:

– OpenSea

– Rarible

– SuperRare

– Nifty Gateway

– Foundation

– Axie Marketplace

– NFT ShowRoom

– VIV3

– BakerySwap

Tại sao người ta lại mua NFT?

Câu trả lời còn tùy thuộc vào việc bạn có trân trọng độ hiếm của một sản phẩm không. Sở hữu bản gốc bức họa Mona Lisa đối với bạn có giá trị hơn có một bản sao treo trên tường hay không? Với một số người thì có.

Giá trị thật sự của NFT nằm ở niềm tin vào khả năng xác thực. Cuốn sổ cái chung dễ dàng truy cập blockchain khiến cho việc lừa đảo gian lận trong mua bán trở nên bất khả thi. Mọi thay đổi đều được ghi lại trong cơ sở dữ liệu được duy trì bởi hàng ngàn máy tính khắp thế giới và hoàn toàn có thể được truy cập bởi bất kì ai.

Điểm chính ở đây là các sản phẩm kỹ thuật số vẫn luôn dễ sao chép, làm nhái hay bị ăn cắp bản quyền. Phần lớn nhà sáng tạo ít khi kiếm ra tiền từ những thứ họ tạo ra. NFT là một cuộc cách mạng đối với vấn đề này. Tuy việc sao chép một tệp hình ảnh hay video trên máy tính vẫn rất dễ dàng, đoạn mã NFT được gán vào tệp gốc là duy nhất.

Ngày nay những mặt hàng NFT bán chạy nhất được lưu thông trên mạng lưới Etherum, một trong những hệ thống tiền mã hóa phổ biến nhất trên thế giới.

NFT trong thị trường nghệ thuật

NFT được dùng để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ với các tác phẩm nghệ thuật số. Thông qua NFT và hợp đồng thông minh của blockchain, các tác giả giờ có thể nhúng thông tin nhân dạng của mình vào các tác phẩm.

Ngoài công dụng tạo ra bằng chứng xác thực và quyền sở hữu với tác phẩm nghệ thuật, NFT cũng có thể cho phép người mua truy cập các thông tin và dịch vụ liên quan tới sản phẩm một cách dễ dàng.

NFT cũng cho phép trao đổi và lưu hành các tác phẩm số, những sản phẩm trước đây vốn không có giá trị bỗng dưng có giá hàng triệu đô nhờ NFT. Nghệ sĩ có thể dễ dàng bán các tác phẩm của mình dưới dạng một bản duy nhất hay số lượng giới hạn để thu hút nhà sưu tầm hay nhà đầu tư hợp lý.

NFT là giải pháp giúp các nghệ sĩ có được khả năng tài chính linh hoạt đối với các sản phẩm của mình. Một nhóm nhạc có thể bán các tác phẩm bằng cách gán các sản phẩm vào NFT, hay nhận hoa hồng khi sản phẩm được bán mà không cần phải tốn tiền cho các hãng phát hành, công ty đại diện.

Xem thêm  Axie Infinity ra mắt cơ chế staking AXS

Có nhiều cơ hội kinh doanh mở ra: không chỉ giúp ngăn chặn vi phạm quyền sở hữu, cơ chế hoạt động của NFT còn có thể ứng dụng vào nhiều ngành khác.

Không chỉ dành cho thị trường xa xỉ, đối với nhiều công ty, NFT là một lối thử nghiệm mới để kết nối với cảm xúc người tiêu dùng. Hãng snack Pringles đã phát hành những NFT “hương vị ảo” CryptoCrisp giới hạn với chỉ 50 phiên bản được bán với giá 0,0013 Ether.

Giao dịch NFT

Giao dịch NFT gây sốt nhất đó là giao dịch bán file ảnh JPEG “Everydays – The First 5000 Days” có chứa 5 ngàn hình ảnh được thu thập hàng ngày trong 5000 ngày từ năm 2007 của nghệ sĩ Beeple (Mike Winkelmann) với giá 69,3 triệu USD.

Giao dịch này được môi giới bởi nhà đấu giá Christie’s. Đối thủ cạnh tranh Sotheby’s cũng đã nhanh chóng theo chân trong lĩnh vực đấu giá NFT.

Nữ ca sĩ Canada Grimes đã thu về khoảng 6 triệu USD trong một sự kiện bán những tác phẩm nghệ thuật NFT do cô tạo ra.

Nhóm nhạc Kings of Leon là nhóm nhạc đầu tiên đăng ký phát hành album dưới dạng NFT. Bài hát When You See Yourself đã được phát hành giới hạn một số phiên bản NFT đi kèm với các bức ảnh độc quyền cũng như vé vào cửa trọn đời tại các show của nhóm.

Trong một cuộc đấu giá tháng 2 năm 2021, một đôi giầy ‘ảo’ được thiết kế bởi Studio RTFKT cùng nghệ sĩ Fewo đã thu về hơn 3 triệu đô chỉ trong 7 phút. 600 đôi giầy đã được bán ra và những người mua cũng nhận được một phiên bản vật lý của đôi giầy này như quà tặng. Phiên bản số của đôi giầy này có thể sử dụng trên các nền tảng như Snapchat hay trên video game.

CEO Twitter Jack Dorsey đã bán NFT tweet đầu tiên của anh với giá 2,9 triệu USD. Số tiền này đã được quyên góp cho tổ chức Africa Ressponse để giúp đẩy lùi đại dịch.

NFT của meme mèo Nyan Cat cũng được bán với giá gần 600.000 USD. Phong trào tài sản hóa meme này đã tạo ra một nền kinh tế có ‘Memeconomy’. Ngay cả các nhà báo cũng bắt sóng thị trường: tháng 3 năm 2021, Kevin Roose, một tác giả của tạp chí NY Times đã bán một bài báo (về NFT!) của anh với giá 563 nghìn USD.

Ảnh hưởng môi trường thật đến từ thế giới ảo

Điểm trừ lớn của NFT đó là sử dụng quá nhiều năng lượng cho các giao dịch Blockchain. Do tính phi tập trung, công nghệ này sử dụng một lượng lớn máy tính và hy sinh nhiều tài nguyên xử lý để chạy các giao thức và phép toán đằng sau các giao dịch NFT.

Theo dữ liệu thị trường, sự kiện bán NFT của ca sĩ Grimes đã ngốn 122.416 số điện – đủ để duy trì năng lượng sinh hoạt một gia đình suốt 34 năm. Số liệu này được cung cấp bởi Cryptoart.wtf, một trang web giúp tính toán ảnh hưởng môi trường bởi nghệ thuật crypto.

Hầu hết NFT được phát hành trên mạng Etherum, tiêu tốn một lượng điện không nhỏ. Vì lí do này, Enjin đã đề xuất tạo ra JumpNet, một mạng blockchain thân thiện môi trường hơn. tuy nhiên mạng Etherum cũng sắp sửa trải qua đợt nâng cấp mới giúp chuyển đổi cơ chế vận hành để tiết kiệm năng lượng hơn cũng như đạt khả năng xử lý giao dịch cao hơn.

Liệu NFT có phải là một khoản đầu tư thông minh?

Trào lưu NFT có lẽ sẽ còn kéo dài lâu. Những tên tuổi lớn như UFC và Shawn Mendez đã kí hợp đồng phát hành NFT trong thời gian tới. Ngày càng có nhiều nhãn hiệu và biểu tượng lựa chọn đến với NFT để tạo ra các sản phẩm cho mình. Ngày càng có nhiều blockchain cạnh tranh để tạo ra các dịch vụ NFT tốt hơn cũng như xuất hiện nhiều nền tảng trao đổi NFT.

Theo CryptoPolitan

Các quan điểm và ý kiến ​​được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và KHÔNG ĐƯỢC XEM LÀ LỜI KHUYÊN ĐẦU TƯ. Đầu tư vào hoặc giao dịch tiền điện tử đi kèm với rủi ro mất mát tài chính. Theo dõi Ragus để được cập nhật thông tin nhanh chóng. Fanpage Group Telegram Twitter Youtube

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *