Lịch sử hình thành – Ý nghĩa logo thương hiệu Goyard

Khi nhắc đến logo thương hiệu xa xỉ, bạn sẽ nghĩ tới những cái tên nào? LV, Fendi hay Hermes… và chắc hẳn không quá nhiều người biết về Goyard. Nhưng Goyard cao hơn những cái tên kia một bậc và họ không “rao mình” với marketing. Quan điểm của Goyard là: “Những người cần biết, sẽ biết. Đối với họ, thu hút những người xứng đáng mới là điều quan trọng”.

Thương hiệu Goyard hiện không dựa vào một gương mặt nổi tiếng để giúp quảng bá sản phẩm; cũng không cần nhờ bất kỳ tạp chí hay sự kiện nào để lăng xê tên tuổi. Nhưng chỉ cần nhắc đến cái tên Goyard cũng đủ sự đẳng cấp và thu hút cho dù hơn một thế kỷ qua. Nhưng lý do đằng sau của Goyard là gì? Hãy cùng Ragus tìm hiểu lịch sử và ý nghĩa logo thương hiệu đến từ Pháp để trả lời cho câu hỏi này qua bài viết sau.

Lịch sử thương hiệu

Thương hiệu Goyard tiền thân là công ty Martin và Morel. Vào năm 1792, Gia đình nhà Maison thành lập ra công ty Nhà của Martin; chuyên sản xuất các phụ kiện hộp, rương và các dịch vụ đóng gói đạt chuẩn với mức giá hợp lý. Công ty đã thay đổi thành Martin và Morel sau khi cuộc hôn nhân được sắp đặt giữa hai nhà Martin và Morel được đồng thuận. Thương hiệu từng bước trở thành gương mặt được yêu thích tại giới quý tộc Pháp.

Vào năm 1845, Morel thuê François Goyard vào làm người học việc. Chàng trai 17 tuổi được đào tạo dưới sự dẫn dắt của cả Martin và Morel. Nhưng vào năm 1852, sau sự ra đi đột ngột của Morel, François Goyard đã mua lại thương hiệu này và nâng chúng lên tầm cao mới.

Sau 40 năm quản lý, François trao lại dây cương cho con mình là Edmond Goyard vào năm 1885. Ở tuổi 25, Edmond lên tiếp quản công ty cha mình với niềm đam mê mãnh liệt về nghề thủ công; cũng như thực hiện nhiều kế sách đầy tham vọng và cách tân thời đại. Ông nhanh chóng nhận ra bí quyết để leo lên và duy trì được cái tên xa xỉ cho Goyard là phải cung cấp những thứ thứ tốt nhất, về cả chất lượng lẫn kiểu dáng. Mỗi chi tiết đều phải được làm tỉ mỉ và cẩn thận đến từng li nhằm đáp ứng nguyện vọng của từng khách hàng.

 

Xem bài viết này trên Instagram

 

Bài viết do Maison Goyard (@goyardofficial) chia sẻ

Ông đã cho thay đổi toàn bộ lớp bọc bên ngoài các sản phẩm bằng loại vải được dệt từ vải lanh, bông và cây gai dầu. Điều này giúp làm tăng thêm phần sang trọng, và giảm trọng lượng của sản phẩm. Cũng như phủ bên ngoài lớp vải này mạng lưới hoạ tiết logo thương hiệu hình chữ Y xen kẽ đầy tinh tế. Từ đây những chiếc rương và vali biểu tượng cho Goyard cũng ra đời.

Tại Pháp vào thế kỷ 19, nơi du lịch đã và đang được cách mạng hoá, thu hút sự chú ý đông đảo của những giới thượng lưu. Thì việc kinh doanh các sản phẩm như rương, vali chứa đồ dường như là một phụ kiện không thể thiếu. Goyard nhanh chóng trở thành gương mặt được nhiều người trong giới quý tộc săn đón: từ những công nương và công tước xứ Anh, tổng thống Mỹ, đến các tay triệu phú hay các vương công châu Á.

Xem thêm  Spider-man: Into The Spider-Verse 2 đã bắt đầu được sản xuất
công tước Windsor tại Florida, 1955 (Ảnh: Goyard)

Qua nhiều năm, công ty cha truyền con nối vẫn tiếp tục giữ vững vị trí và toả sáng cùng những tinh hoa của mình. Goyard trở thành công ty không có đối thủ không chỉ về chuyên môn, mà còn về những tài năng sáng tạo không ngừng nghỉ. Năm 1991, thương hiệu đã nhận được bằng sáng chế cho thiết kế Malle Bureau. Thiết kế là một sản phẩm thông minh và đầy sáng tạo khi có thể biến hoá từ kiện hành lý thành một bàn nhỏ có ngăn kéo.

Thương hiệu truyền qua 5 thế hệ Goyard trước khi được Signoles mua lại vào năm 1998. Ông mua món đồ đầu tiên của hãng từ năm 1974 và dành 2 thập niên nghiên cứu về công ty trước khi thuyết phục gia đình Goyard bán. Kể từ đó, ông luôn cố gắng giữ di sản và giúp thương hiệu liên tục nhận danh hiệu cao nhất về tay nghề trong các Hội chợ Thế giới và Triển lãm Quốc tế.

Logo thương hiệu Goyard

Logo thương hiệu Goyard được cấu thành từ sự lồng ghép giữa các chữ cái trong tên thương hiệu. Với chữ G bao bên ngoài chữ O và chữ Y tách biệt 3 chữ A, R, D bên trong. Tất cả dòng chữ đều được in hoa và sử dụng font serif. Riêng chữ “Made in” lại là font sans serif. Logo thương hiệu được ví như một bản tuyên ngôn đồng quyền về tính độc quyền và giữ được vẻ cổ điển trong thiết kế. Sự lựa chọn màu đen cho logo đại diện cho sự sang trọng và bí ẩn, đầy cuốn hút của thương hiệu.

GOYARDINE

Nhưng có lẽ logo thương hiệu và cũng là biểu tượng nổi tiếng nhất của Goyard là Goyardine. Hoạ tiếtGoyardine thêu trên nền vải canvas mang trong mình một câu chuyện lịch sử. Quay ngược thời gian về năm 1892, đây chính là năm sinh của loại vải canvas danh tiếng này. Vào thời điểm đó, Edmond Goyard đã được truyền cảm hứng bởi chính câu chuyện của gia tộc mình. Chi tiết những dấu chấm tạo nên chữ “Y” trên mặt ngoài các thiết kế tượng trưng cho các khúc gỗ được xếp chồng lên nhau. Lý do Edmond sử dụng hình ảnh này vì theo truyền thống, gia đình ông là những nhà vận chuyển gỗ qua sông ở Burgundy.

Khởi nguyên gia đình Goyard là những nhà vận chuyển gỗ qua sông ở Burgundy. (Ảnh: Goyard)

Đồng thời chất liệu cấu tạo nên Goyardine khá tương tự với da nhưng thực ra được tạo nên từ vải lanh và bông. Đây cũng chính là 2 chất liệu chính của các thành viên thuộc tổ chức “The Companions of The River” mà gia đình ông đã từng thuộc về trước đây. Đây là một phát minh với công nghệ tiên tiến đã làm thay đổi nền công nghiệp sản xuất vali, túi xách lúc bấy giờ.

Ảnh: Hypebeast

Và “công thức” tạo ra Goyardine được xem như bí kíp lưu truyền trong dòng họ một cách cực kỳ bảo mật. Những hoạ tiết được vẽ bằng tay và thực hiện một cách tỉ mỉ với nhiều quy trình hơn để tạo ra dấu ấn đặc trưng cho thương hiệu. Có một thời gian, Goyardine tạm ngưng sản xuất sau Chiến tranh thế giới thứ 2 và chỉ mới bắt đầu lại vào năm 1998.

Xem thêm  Cristiano Ronaldo tậu siêu xe Bugatti Centodieci phiên bản giới hạn để giải khuây mùa dịch

Nhờ Jean-Michel Signoles, các sản phẩm của Goyard trở nên đa dạng hơn về màu sắc thay vì chỉ có màu đen đơn thuần. Vào năm 2008, Goyardine phối màu hồng được ra mắt và nhanh chóng trở thành món đồ săn lùng của các tín đồ thời trang.

MÃ CODE “TRỐN TÌM”

Những mã code được đánh dấu tinh xảo trên nhiều vị trí khác nhau trên các sản phẩm của Goyard (Ảnh: luxurypromise)

Ngoài ra, mỗi sản phẩm của thương hiệu đều đi kèm cùng một mã code. Tuy nhiên, mã code này lại không dễ dàng nhìn thấy và được dấu ở nhiều vị trí khác nhau cho mỗi thiết kế. Ví dụ như trên túi ST Louis Tote mẫu mới thì mã sản phẩm nằm ở quai da đính kèm. Đối với mẫu cũ thì được in bên trong quai. Với mẫu Marie Galante GM Sky Blue thì lại được in bên trong túi gần khoá kéo. Mã code này thường được sử dụng phông chữ phông chữ serif; cũng như được in tinh xảo và rõ ràng vào da, điều này cho thấy chất lượng cao cấp trong quá trình sản xuất.

“Hữu xạ tự nhiên hương”

“Sự sang trọng là một giấc mơ, tiết lộ quá nhiều điều về câu chuyện đằng sau ấy sẽ phá hỏng sự kỳ diệu” – Đại diện của Goyard trả lời tờ Hypebeast vào năm 2017.

Hữu xạ tự nhiên hương, chất thơm thì tự toả hương mà thương hiệu tốt thì ắt có người biết đến. Thay vì phải dựa vào một người nổi tiếng hay kênh thông tấn xã quảng bá, Goyard đã tự “toả hương” cho riêng mình.Mặc dù Goyard cũng có các trang thông tin trên mạng xã hội; nhưng điểm chung là chúng đều rất kín tiếng. Các sản phẩm rất ít khi nào có sẵn cũng như không bao giờ “tự rao mình” trên mạng. Goyard như một chất gây nghiện bí ẩn, khó nắm bắt khiến cả thế giới phải lùng sục và thèm muốn.

Goyard không phát triển rầm rộ với sự đa dạng các sản phẩm mà tập trung vào các sản phẩm thủ công với chất lượng tuyệt hảo và uy tín cao nhất. Các thiết kế của thương hiệu dường như trường tồn với thời gian và gây say mê cho những ai tìm kiếm các thiết kế độc quyền kết hợp với nghệ thuật thủ công hoàn hảo và sự thẩm mỹ đầy tinh tế. Goyard không thay đổi sản phẩm theo mùa và mang tính cá nhân cao theo yêu cầu của khách hàng.

Các sản phẩm túi nổi tiếng của thương hiệu Goyard

Có thể nói thương hiệu đến từ Pháp này đã đánh trúng tâm lý của khách hàng, mà cụ thể hơn là giới thượng lưu. Nơi những con người thích và chạy theo những sự độc quyền. Và chỉ cần có thế, khi các sản phẩm tuyệt diệu của Goyard chiều lòng được khách hàng thì truyền miệng lại là hình thức quảng bá tốt nhất. Chưa kể điều này cũng làm tăng tính giá trị, sự quyến rũ và ham muốn hơn cho người tiêu dùng.
Thương hiệu Goyard như những lời rỉ mật ngọt ngào bên tai của những con người xứng đáng trong giới mộ điệu. Sarah Young của tờ Independent từng viết về quan điểm của Goyard: “Những người cần biết, sẽ biết. Đối với họ, thu hút những người xứng đáng mới là điều quan trọng”.

Kho tàng di sản vô giá

Chiếc rương của công tước và công nương nhà Winsor nước Anh, nằm trong di sản của Goyard (Ảnh: Goyard)

Vào năm 2010, Goyard phát hành một cuốn sách nghệ thuật liên quan đến lịch sử của thương hiệu. Cuốn sách là quá trình của một thời gian dài nghiên cứu không chỉ xoay quanh sự phát triển của Goyard mà còn đề cập đến các thương hiệu làm rương tại Paris. Cuốn sách được ca ngợi là là “Kinh thánh của sự xa xỉ” – “Luxury Bible” bởi nhà phê bình thời trang Suzy Menkes cho tờ New York Times.

Xem thêm  Phối đồ nam phong cách thời trang quân đội cho tiết giao mùa
Chiếc tui mang tên “Sài Gòn” nổi tiếng của thương hiệu Goyard

Một trong những thiết kế gây ấn tượng nhất là chiếc túi “Goyard Saigon”. Đây là thiết kế được tạo ra bởi Maison Goyard vào năm 1950; theo đơn đặt hàng của một sĩ quan Pháp sống tại Sài Gòn tặng sinh nhật cho vợ của mình. Được làm mới sau 60 năm, vào năm 2002, “Sài Gòn” đã trở thành một phần trong bộ sưu tập vĩnh viễn của hãng. Chiếc túi khác biệt với phiên bản truyền thống là nhờ gắn thêm phần quai đeo có thể tháo rời. Hiện tại dòng túi bao gồm 7 phối màu khác nhau và được bày bán ở cửa hàng.

Chiếc rương của nhà văn Conan Doyle nổi tiếng nằm trong di sản của Goyard (Ảnh: Goyard)

Dường như không có sự giới hạn trong sự sáng tạo của Goyard. Thương hiệu luôn sẵn sàng để làm ra những “Đơn hàng đặc biệt” cho thượng đế của mình. Từ những rương du lịch, bàn đánh máy như nhà văn Arthur Conan Doyleh hay hiện đại hơn là rương đựng Smart-TV. Goyard sẽ biến những ước mơ ngông cuồng nhất của khách hàng thành sự thật. Và từng bộ phận của sản phẩm sẽ được làm hoàn toàn bằng tay giống như những năm 90.

Cái giá của sự xa xỉ

Ngày nay, khi tất cả các thương hiệu xa xỉ khác có nguy cơ mất “ánh hào quang” về sự độc quyền của mình khi ngày càng nhiều các sản phẩm được sản xuất ra hàng loạt. Người tiêu dùng bị loá mắt bởi các chiến dịch quảng bá rầm rộ và trả một số tiền lớn cho tên thương hiệu chứ không phải cho chất lượng. Giữa những tranh cãi ấy, thương hiệu Goyard vẫn vững tay lái, giữ cho mình một vị trí ngoài cuộc bất biến giữa dòng chảy thời trang vạn biến.

Và đôi khi điều chứng minh cho sự xa xỉ đó chính là những sản phấm được cấu thành từ từng chi tiết đều đáng giá. Chứ không phải là chạy theo số đông và dần đánh mất cái tôi thương hiệu của chính mình. Đó cũng chính là tôn chỉ từ ban đầu, là yếu tố hấp dẫn để giúp logo thương hiệu Goyardine mãi giữ một vị trí trong lòng của giới thời trang. Cũng chính là bài học mà các hãng thời trang cao cấp cần nhìn lại cho chính mình.

Các quan điểm và ý kiến ​​được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và KHÔNG ĐƯỢC XEM LÀ LỜI KHUYÊN ĐẦU TƯ. Đầu tư vào hoặc giao dịch tiền điện tử đi kèm với rủi ro mất mát tài chính. Theo dõi Ragus để được cập nhật thông tin nhanh chóng. Fanpage Group Telegram Twitter Youtube

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *