Hashrate (tỷ lệ băm) là gì? Tìm hiểu chi tiết về thuật ngữ này

Hashrate là gì ? Tầm quan trọng của nó đối với việc đào coin ? Bài viết dưới đây sẽ giải mã chi tiết về thuật ngữ quen thuộc này, và đem đến cho bạn cách hiểu bao quát nhất về Hashrate.

Hashrate là gì?

Thuật ngữ Hashrate được các chuyên gia gọi là “tỷ lệ băm” – là đơn vị đo lường khả năng giải thuật toán của các thiết bị đào tiền ảo (tiền mã hóa) trong đó bao gồm cả Bitcoin, Ethereum và Cryptocurrency khác. Một Hash đầu ra tương đương với một hàm băm. Muốn đào được Bitcoin yêu cầu phải giải được các thuật toán để xác minh giao dịch, do đó đòi hỏi phải có thiết bị có công năng mạnh, giúp tìm ra hàm băm cần thiết trong khoảng thời gian ngắn nhất.

Việc khống chế nhiều hơn 50% tỉ lệ băm trong quá trình khai thác tiền mã hóa là một cách các hacker tấn công các sàn giao dịch tiền ảo, hay còn gọi là tấn công 51%.

Hashrate có thể được hiểu như một cái đồng hồ để đo thời gian tính toán cần thiết để giải thuật toán trong mã lệnh Bitcoin. Với tỷ lệ băm cao, các thợ đào sẽ có lợi thế tổng việc khai thác tiền ảo vì nó làm tăng cơ hội tìm kiếm khối tiếp theo và nhận phần thưởng.

Vai trò của Hashrate

Hashrate là một yếu tố đóng vai trò xương sống trong hoạt động của Bitcoin. Bitcoin là một mạng lưới blockchain quản trị phi tập trung dựa vào nhiều máy tính tham gia hệ thống. Nhiệm vụ của các máy tính này là sẽ xác nhận giao dịch diễn ra trên blockchain Bitcoin và tham gia vào các hoạt động quản trị mạng lưới

Mỗi lần tham gia giải mã khối để nhận về phần thưởng, các máy tính phải thực hiện tính toán để tìm ra câu trả lời. Và ai tìm ra nhanh nhất thì sẽ có được phần thưởng. Đây chính là cơ chế đồng thuận Proof-of-work

Một khối trước khi được gửi lên mạng lưới để các máy tính giải quyết phải có tiêu đề. Tiêu đề này sẽ bao gồm nhiều nội dung để xác định được từng khối cụ thể. Trong tiêu đề của mỗi khối sẽ chứa đựng chỉ tiêu, hay còn gọi là lời giải cho khối đó. Các máy tính bắt đầu sử dụng công suất của mình để chạy tham số nonce. Đối với mỗi tham số nonce, các máy tính bắt đầu “băm” (mã hóa) và so sánh với chỉ tiêu. Nếu mã băm nào nhỏ hơn chỉ tiêu thì được xem là câu trả lời chính xác. Và máy tính đầu tiên tìm được mã băm này sẽ được quyền gắn khối vào chuỗi và gửi khối tiếp theo lên mạng lưới

Xem thêm  Flash Loan là gì ? Nguyên lý hoạt động của Flash Loan Attacks là gì?

Chính vì sự cạnh tranh trong cuộc đua giành phần thưởng này, những thợ đào luôn muốn sở hữu thiết bị đào có Hashrate cao để tăng khả năng tìm kiếm được lời giải

Cách để xác định tỉ lệ Hashrate

Tốc độ của Hashrate có thể được xem là tốc độ mà tại đó một thiết bị hay một máy khai thác có thể hoạt động. Khai thác tiền mã hóa bằng các phép toán phức tạp để tìm kiếm các khối mã. Máy đào phải tạo ra hàng nghìn, thậm chí hàng triệu phép tính mỗi giây để tìm ra đáp án nhằm giải các bài toán có trong khối mã lệnh.

Nói cách khác, để khai thác một khối hiệu quả, thợ mỏ phải chia (băm) khối sao cho nó nhỏ hơn hoặc bằng một hàm băm. Để đến được một hàm băm đã cho, trình khai thác phải thay đổi một số tiêu đề của khối, được gọi là “nonce”. Mỗi nonce bắt đầu từ 0 và được tăng dần lên sau mỗi lần thử nghiệm để có được một hàm băm (hay còn gọi là Hash) cần thiết.

Nếu chúng ta cho rằng sự thay đổi số tiêu đề của khối (còn gọi là nonce) là một ván cờ may rủi, thì cơ hội nhận được hàm băm (hay còn gọi là Hash) là vô cùng thấp. Là một thợ mỏ, họ phải kiên trì cố gắng trong việc tìm ra số tiêu đề của khối. Số lần thử nghiệm mà thợ mỏ thực hiện mỗi giây được gọi là tỷ lệ băm hoặc công suất băm.

Xem thêm  DEFI là gì? Top 40 thuật ngữ DeFi thông dụng mà bạn nên biết

Đơn vị đo lường của Hashrate

Hashrate được tính bằng Hash/giây (H/s). Do độ khó giải hàm băng càng ngày cao, các máy đào hiện tại được tính bằng các đơn vị như sau:

  • MH/s (Megahash/giây)
  • GH/s (Gigahash/giây)
  • TH/s (Terrahash/giây) và thậm chí PH/s (Petahash/giây)

Sau đây là một số đơn vị đo lường Hashrate thường được sử dụng:

Các mệnh giá Hashrate:

  • 1 kH/s là 1.000 (một nghìn) hash mỗi giây.
  • 1 MH/s là 1.000.000 (một triệu) hash mỗi giây.
  • 1 GH/s là 1.000.000.000 (một tỷ) hash mỗi giây.
  • 1 TH/s là 1.000.000.000.000 (một nghìn tỷ) hash mỗi giây.
  • 1 PH/s là 1.000.000.000.000.000 (một nghìn tỷ) hash mỗi giây.
  • 1 EH/s là 1.000.000.000.000.000 (một nghìn tỷ) hash mỗi giây.

Các chuyển đổi Hashrate phổ biến:

  • 1 MH/s = 1.000 kH/s
  • 1 GH/s = 1.000 MH/s = 1.000.000 kH/s
  • 1 TH/s = 1.000 GH/s = 1.000.000 MH/s = 1.000.000.000 kH/s

Mối quan hệ giữa Hashrate, lợi nhuận khai thác mỏ và độ khó

Hashrate, lợi nhuận của thợ mỏ và khó khăn phụ thuộc vào nhau theo nhiều cách.

Ta sẽ lấy trường hợp của bitcoin làm ví dụ, bất cứ khi nào độ khó của mạng Bitcoin tăng lên, tỷ lệ băm tăng lên và do đó, người khai thác kiếm được 12,5 BTC và phí giao dịch. Số lượng người khai thác trong mạng Bitcoin làm tăng độ khó, vì một người khai thác cần tính toán nhiều dự đoán hơn mỗi giây. Càng nhiều người tham gia, độ khó sẽ tăng lên, số bitcoin tìm ra sẽ giảm xuống, và lợi nhuận phụ thuộc vào giá bitcoin, giá tăng thì lợi nhuận tăng và ngược lại.

Chi phí điện năng của thiết bị đào coin ảnh hưởng tới lợi nhuận?
Để tính được lợi nhuận, bạn phải lấy tổng doanh thu kiếm được trừ cho tổng chi phí bỏ ra.

Hãy xem xét quá trình đào Bitcoin. Hiện nay, một máy khai thác tiền ảo như ASIC có công suất khai thác trung bình khoảng 12 terahashes/giây. Với độ khó trên thị trường đào Bitcoin, loại máy này có thể sản xuất 0.318 Bitcoin mỗi năm.

Tuy nhiên, khi tính toán lợi nhuận, bạn cần phải chú ý chi phí điện năng của các thiết bị khai thác mỏ mà bạn phải gánh. Đây được gọi là hiệu suất của thợ mỏ. Sự gia tăng độ khó trong việc đào coin làm tăng chi phí tiêu thụ điện.

Xem thêm  KIM TỨ ĐỒ 4.0: Định hướng phát triển công việc sự nghiệp thời 4.0

Ví dụ: Một thiết bị đào coin có tỷ lệ băm cao hơn 10% so với thiết bị khác, nhưng có chi phí điện cao hơn 50%. Điều này sẽ gây ra lãng phí và đem lại ít lợi nhuận hơn.

Hy vọng thông qua bài viết bên trên, bạn đã hiểu được thuật ngữ Hashrate là gì, cũng như mối tương quan của Hashrate đối với yếu tố khác như lợi nhuận khai thác đồng tiền ảo, giá tiền mã hóa, thị trường tiền điện tử online.

Tại sao giá Bitcoin giảm mà Hashrate vẫn tăng ?

Theo Yuriy Avdeev – CEO của nền tảng Blockchain CINDY

“Lẽ dĩ nhiên, các máy đào coin sẽ không dễ dàng bán tháo các đồng coin mà chúng tốn công sức đào được, tức là chúng đang tích lũy coin trong thời gian dài. Điều này không thể làm giá tăng nhanh ngay được. Với hoàn cảnh hiện tại, mức độ phức tạp của việc đào coin tăng dần và giá coin giảm không ngừng, các vùng quốc gia có giá điện rẻ như Canada, Iceland, Nga hay các vùng phía Nam sẽ có lợi. Họ sẽ có khả năng đào coin với chi phí thấp hơn. Lượng Hashrate thậm chí không giảm mà còn tăng là do đó.”

Theo Igor Lebedev – CTO của SONM, còn có thêm một nguyên nhân khác :

“Đây là lý do đào coin luôn là 1 thị trường sôi động. Nếu có nhiều máy đào hơn, mỗi máy sẽ được nhận ít phần thưởng hơn vì tổng phần thưởng trong ngày là cố định, vậy sẽ có máy ngừng đào. Do đó số máy đào còn lại sẽ được nhận phần thưởng cao hơn. Bằng cách này, sẽ không thể có trường hợp không còn máy đào nào tồn tại. Nếu nhiều máy rời đi, sẽ có máy khác nhảy vào vì phần thưởng còn lại tăng lên.”

Mặc dụ Hashrate vẫn đang tăng lên, nhưng Bitcoin vẫn đang mang trong mình những tiềm năng lớn mà bạn không ngờ tới.

Đăng ký tài khoản sàn Bybit để nhận nhiều ưu đãi

Hãy theo dõi Cointime để cập nhật những thông tin mới nhất về dự án.

Theo dõi CoinTime tại: Facebook | Twitter | Youtube | Telegram

Nhóm thảo luận: Facebook | Telegram

Liên hệ với chúng tôi: cointimevn@gmail.com

Các quan điểm và ý kiến ​​được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và KHÔNG ĐƯỢC XEM LÀ LỜI KHUYÊN ĐẦU TƯ. Đầu tư vào hoặc giao dịch tiền điện tử đi kèm với rủi ro mất mát tài chính. Theo dõi Ragus để được cập nhật thông tin nhanh chóng. Fanpage Group Telegram Twitter Youtube

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *