Forever 21 nộp đơn phá sản – Báo hiệu sự sụp đổ của Fast-Fashion?

Forever 21 – Giấc mơ lụi tàn

Ngày 30/9 , thương hiệu thời trang nhanh Forever 21 đã chính thức nộp đơn bảo hộ phá sản và sẽ đóng một số cửa hàng thua lỗ trong chuỗi 800 cửa hàng của hãng trên toàn thế giới. Từ một đế chế thời trang hùng mạnh tại Mỹ, Forever 21 đã liên tiếp gặp phải thua lỗ liên tiếp trong những năm gần đây bởi sự cạnh tranh đến từ các trang thương mại điện tử.

Theo New York Times, vụ phá sản của Forever 21 và Topshop trong thời gian gần đây là một đòn giáng mạnh vào các công ty thời trang nhanh trên thị trường, cùng là lời nhắc nhở thị trường về sực mạnh của thương mại điện tử hiện nay.

Câu chuyện của thương hiệu Forever 21 bắt đầu từ giấc mơ Mỹ của cặp vợ chồng Jin Sook và Do Won Chang (Don). Đầu thập niên 1980, họ di cư đến California (Mỹ) với giấc mơ làm giàu.

Năm 1984, vợ chồng Chang đã mở một cửa hàng quần áo đầu tiên rộng 900 mét ở khu Highland Park, Los Angeles mang tên Fashion 21. Trong năm đầu tiên doanh thu của cửa hàng lên đến 700.000 USD. Thành công cảu cửa hàng đầu tiên đã giúp họ tự tin mở tiếp của hàng mới. Năm 1989, công ty đổi tiên thành Forever 21 với đối tượng khách hàng mục tiêu ở độ tuổi 20,với ý nghĩa người già muốn trở lại tuổi 21 lần nữa, còn người trẻ muốn mình mãi mãi 21 tuổi.

Xem thêm  Review phim Terminator: Dark Fate - Sự trở lại ngoạn mục

Năm 1995, công ty mở cửa hàng đầu tiên bên ngoài California, tại Trung tâm thương mại châu Mỹ ở Miami, Florida. Năm 2001, cửa hàng quốc tế đầu tiên được mở tại Canada. Đến năm 2006, thương hiệu ra mắt dòng sản phẩm dành cho nam giới. Forever 21 tăng vọt vào năm 2010 với 500 cửa hàng trên toàn nước Mỹ, còn Don đứng thứ 79 trong danh sách 400 người giàu nhất, theo Forbes.

Forever 21 – Bí quyết thành công

Forever 21 tập trung vào các sản phẩm có mức giá phải chăng với thiết kế đa dạng dành cho giới trẻ. Trong hơn 25 năm, Forever 21 đã trở thành thương hiệu thời trang phát triển mạnh nhất, và xuất hiện ở khắp các trung tâm thương mại lớn trên toàn thế giới. Năm 2009. Forever 21 sở hữu 450 cửa hàng trên toàn thế giới và được khách hàng đón nhận nồng nhiệt. Năm 2015, doanh số của Forever 21 đạt đỉnh khi thu về 4,4 tỷ đô từ hệ thống hơn 600 cửa hàng.

Nhưng theo chu kỳ lên xuống, Forever 21 bắt đầu gặp những khó khăn khi cuộc cạnh tranh với các thương hiệu thời trang nhanh khác như : Zara, H&M, Topshop ngày càng khốc liệt. Doanh số của Forever 21 liên tục sụt giảm, hãng đã phải đóng của các cửa hàng thu lỗ tại Anh, Bắc Mỹ và Amsterdam. Tại thị trường tỷ dân, Trung Quốc hãng cũng đã phải đóng cửa trên các sàn thương mại điện tử và hàng loạt cửa hàng bán lẻ.

Xem thêm  Nike SB Blazer Low GT phối màu mới lấy cảm hứng từ SB Blazer High “Milkcrate”

Chọn sai hướng đi dẫn đến thất bại của Forever 21

Chuyên gia của New Yorks Times cho biết Forever 21 mất một lượng khách đáng kể vào những nhà bán lẻ khác, đặc biệt là các cửa hàng trực tuyến. Công ty không lường trước được sự gia tăng của các đối thủ am hiểu kỹ thuật số như Asos hay Fashion Nova.

Wendy Liebmann, giám đốc điều hành của công ty tư vấn WSL Strategic Retail nhận định những người mua sắm trẻ tuổi ngày càng chuyển sang mua hàng trực tuyến nhiều hơn. Đồng thời, 5 năm trở lại đây, ngành công nghiệp phải đối mặt với những phản ứng dữ dội xung quanh vấn nạn rác thải môi trường do quần áo dùng một lần. Do đó, các thương hiệu đi theo xu hướng thời trang bền vững như Stella McCartney, Rag & Bone, Spencer Phipps, Katie Jones… được làng mốt đánh giá cao, người tiêu dùng lựa chọn nhiều hơn so với các hãng thời trang nhanh.

Thiếu cá tính riêng, ít đổi mới cũng là một trong những nguyên nhân khiến người tiêu dùng rời xa. Trong một cuộc khảo sát trên Sina, nhóm thanh niên từ 15-25 tuổi đã không còn mặn mà với hãng khi sản phẩm một màu, không cập nhật ý tưởng mới để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Nhiều người khẳng định họ sẽ chuyển sang một nhãn hiệu khác.

Thông tin Forever 21 có thể phá sản xuất hiện từ tháng 8, do tiền mặt cạn kiệt và khả năng cải tổ mờ mịt. Lúc đó, Chang nói rằng cô và em gái dự định tiếp tục làm việc cho thương hiệu, nhưng băn khoăn còn có thể tiếp tục đến ngày nào. Quá trình phá sản sẽ giúp các hãng bán lẻ chấm dứt hợp đồng thuê và đóng cửa hàng với chi phí thấp hơn. “Chúng tôi tin rằng đây là con đường đúng đắn với khả năng kinh doanh dài hạn của mình. Sau tái cấu trúc, Forever 21 sẽ là công ty vững mạnh hơn”, đại diện công ty nói.

Xem thêm  Covid-19: Ngành công nghiệp thời trang đối mặt khủng hoảng chưa từng có trong lịch sử

Làn sóng phá sản đang càn quét ngành bán lẻ Mỹ. Đầu tháng 9, hãng bán lẻ hàng cao cấp Barneys New York cũng thông báo phá sản và sẽ đóng cửa 15 trên 22 cửa hàng. H&M của Thụy Điển gặp khó khăn khi lợi nhuận giảm, giá cổ phiếu giảm một nửa trong bốn năm qua.

Nguồn tham khảo: Vnexpress

Các quan điểm và ý kiến ​​được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và KHÔNG ĐƯỢC XEM LÀ LỜI KHUYÊN ĐẦU TƯ. Đầu tư vào hoặc giao dịch tiền điện tử đi kèm với rủi ro mất mát tài chính. Theo dõi Ragus để được cập nhật thông tin nhanh chóng. Fanpage Group Telegram Twitter Youtube

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *