Covid-19 khiến nền công nghiệp âm nhạc buộc phải thay đổi để tồn tại

Đại dịch COVID-19 đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi lĩnh vực kinh tế, du lịch, y tế, hàng không ở nhiều quốc gia, Covid-19 còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền công nghiệp âm nhạc, phim ảnh các nghệ sĩ trên toàn thế giới.

Bởi sự lây lan nhanh chóng của dịch bệnh do virus corona, các chính phục đã ban lệnh giới nghiêm, hạn chế tụ tập đông người và khuyến cáo hạn chế ra ngoài nếu không cần thiết. Điều này đã khiến hàng loạt sự kiện quang trọng như Liên hoan phim Cannes (Pháp), Thế vận hội Olympic Tokyo 2020 và hàng loạt sự kiện âm nhạc có quy mô toàn cầu như Coachella, Wired Music Week (Malaysia) buộc phải hủy bỏ hoặc tạm hoãn vô thời hạn.

 

Xem bài viết này trên Instagram

 

Bài viết do Coachella (@coachella) chia sẻ vào

 

Xem bài viết này trên Instagram

 

OFFICIAL NOTICE

Bài viết do Ultra Music Festival (@ultra) chia sẻ vào

Cuộc khủng hoảng chưa từng có với nền công nghiệp âm nhạc

Tốc độ bùng phát dịch bệnh đã gây ra những khủng hoảng cho nhiều lĩnh vực trong nền công nghiệp giải trí toàn cầu. Các trung tâm giải trí, sòng bài, nhà hát, rạp phim, các sự kiện âm nhạc đều phải hủy bỏ hoặc hoãn vô thời hạn. Không ai biết được tình trạng này sẽ kéo dài bao lâu, nhưng chắc chắn “miếng cơm manh áo” của hàng triệu người lao động trong ngành giải trí đang bị đe dọa từng ngày. Các sự kiện phải hủy bỏ gây thua lỗ lớn cho các nhà sản xuất, vì một sự kiện âm nhạc có quy mô từ 500 người trở lên, ban tổ chức phải mất một đến hai tháng để lên kế hoạch và cần hàng trăm người làm việc hậu kỳ để sự kiện diễn ra thuận lợi.

Xem thêm  Việt Nam có ca nhiễm COVID-19, virus corona SARS-CoV-2 thứ 19 và 20

Trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát trên toàn cầu thì không một quốc gia nào là ngoại lệ, chỉ riêng tại Trung Quốc đã phải hủy bỏ hơn 20.000 buổi hòa nhạc, Hàn Quốc cũng phải đối mặt với sự sụt giảm nghiêm trọng về mặt doanh thu do hàng loạt sự kiện giải trí phải hủy bỏ. Ngoài Lễ trao giải The Fact Music Awards (Hàn Quốc) bị hủy bỏ, các đêm nhạc trong tour diễn vòng quanh thế giới của BTS và các tour diễn của Super Junior tại Nhật Bản vào tháng 3 này cũng không thể thực hiện…

Ảnh: Ravolution Music Festival

Tại Việt Nam, nhiều buổi biển diễn của các nghệ sĩ: Đan Trường, Suni Hạ Linh, Erik, Mỹ Tâm, Đàm Vĩnh Hưng… cũng bị hoãn lại. Và mới đây, lễ hội Âm nhạc EDM Ravolution lớn nhất Việt Nam đã phải thay đổi kế hoạch vì tình hình diễn biến của dịch bệnh COVID-19.

Rõ ràng đại dịch Covid-19 đã cuốn trôi bao thành quả kinh tế của nền công nghiệp âm nhạc thế giới trong vài năm qua. Theo các chuyên da kinh tế, sự ảnh hưởng của covid-19 còn có thể kéo dài trong vài năm tới.

Hiệu ứng domino trong nền kinh tế

Đặt bối cảnh các lễ hội âm nhạc bị hủy bỏ vào điểm khởi đầu của một chuỗi hiệu ứng Domino thì hệ quả sẽ là gi? Xét về lý thuyết, hiệu ứng Domino là phản ứng chuỗi sụp đổ mà trong đó, chỉ một sự thay đổi đến từ điểm gốc sẽ gây ra sự sụp đổ cho cả chuỗi liên tục. Chẳng hạn, một sự kiện lớn như thế vận hội Olympuc bị hoãn lại sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh của đất nước đăng cai, ảnh hưởng đến chi phí quảng bá, xây dựng cơ sở hạ tầng, lượng khách du lịch và các doanh nghiệp tại quốc gia đó.

Xem thêm  Khi nào dịch Coronavirus (Covid-19) chấm dứt? Để chúng ta có thể quay lại cuộc sống thường ngày

Đặc biệt, đối với các sự kiện âm nhạc lớn với quy mô 300.000 người đến từ các quốc gia khác nhau sẽ đem lại cho ngành dịch vụ – điển hình là các lĩnh vực liên quan đến nhà hàng, khách sạn, cửa hàng lưu niệm, quán bar, hàng không – một khoản lợi nhuận không hề nhỏ. Do đó, một sự kiện bị ngừng hủy sẽ gây ra tác động lớn đến doanh thu của các ngành trên. Thời gian trì hoãn càng lâu, nền kinh tế càng dễ rơi vào trạng thái trì trệ và rất khó hoặc mất nhiều thời gian phục hồi về sau. Ảnh hưởng đến hàng triệu người dân trên đất nước đăng cai.

Thay đổi để tồn tại

Giữa tình hình khó khăn thay đổi để tồn tại là điều bắt buộc, theo báo cáo dữ liệu từ nền tảng nghe nhạc trực tuyến Spotify, lượng người nghe nhạc trực tuyến trên nền tảng này đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ. . Nếu cuối tuần, ứng dụng này đạt được hơn 1,8 tỷ lượt nghe, chưa xét đến phí bản quyền, số tiền 8 triệu USD tương đương sẽ được trả cho các nghệ sĩ. Lượt nghe trên Spotify tăng mạnh so với cuối năm 2019 cho thấy rằng trong thời gian cách ly do dịch bệnh COVID-19, mọi người có xu hướng thay đổi thói quen tiếp cận nền tảng kỹ thuật số. Đối với các nội dung trực tuyến, thời gian chúng ta bỏ ra tăng 1,6 lần so với những ngày bình thường.

Xem thêm  Uniqlo đột ngột tuyên bố sẽ đóng cửa hàng lớn thứ 2 thế giới ở Hàn Quốc

Các nền tảng nghe nhạc và xem video trực tuyến như Apple Music, Amazon Music, Youtube cũng đã đạt lượng người xem cao nhất từ trước đến nay. Trong thời đại công nghệ 4.0 thay vì đến các sự kiện âm nhạc đông người, người dùng có thể thoải mái tận hưởng âm nhạc ở bất kỳ đâu và bất kỳ lúc nào.

Trong tình hình đại dịch Covid-19 này, nhiều nghệ sĩ, ca sĩ, nhà sản xuất cũng đã bắt đầu thay đổi thể thích nghi với việc phát hành hoặc phát trực tuyến các buổi hòa nhạc trên các nền tảng trực tuyến để kiếm thêm nguồn thu nhập, khi các tour lưu diễn bị hủy. Người hâm mộ cũng có cơ hội được giao lưu trực tiếp với thần thượng hoặc ủng hộ các album của họ.

Các quan điểm và ý kiến ​​được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và KHÔNG ĐƯỢC XEM LÀ LỜI KHUYÊN ĐẦU TƯ. Đầu tư vào hoặc giao dịch tiền điện tử đi kèm với rủi ro mất mát tài chính. Theo dõi Ragus để được cập nhật thông tin nhanh chóng. Fanpage Group Telegram Twitter Youtube

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *