DEFI là gì? Top 40 thuật ngữ DeFi thông dụng mà bạn nên biết

DeFi đã trở thành một xu hướng thịnh hành trong năm 2021 với hơn 40 tỷ USD đã được khóa trong các hệ thống này, dữ liệu do DeFi Pulse cung cấp. Vậy thực chất DeFi là gì mà có thể thu hút nhiều nhà đầu tư đến vậy?

Hãy cùng Ragus tìm hiểu về những dự án đầy tiềm năng trong lĩnh vực này, cùng những thuật ngữ DeFi thông dụng trong bài viết này.

1. DeFi là gì ?

DeFi là viết tắt của Decentralized Finance, dịch tài chính phi tập trung. DeFi hiểu đơn giản là hệ thống tài chính trên nền tảng phi tập trung, DeFi không chịu bất kỳ sự quản lý của bất kỳ tổ chức nào.

DeFi bao gồm các ứng dụng tài chính được xây dựng trên nền tảng blockchain như Ethereum, EOS, Tron, Binance Smart Chain,…Các ứng dụng DeFi cung cấp dịch vụ gửi tiết kiệm, cho vay, đầu tư với quá trình xét duyệt, thao tác nhanh chóng.

25 Thuận ngữ Defi thông dụng

1. AMM (Automated Market Maker)

AMM là viết tắt của Automated Market Maker, có nghĩa là mô hình tạo lập thị trường tự động trên các sàn giao dịch phi tập trung. AMM cho phép Tokens được mua bán tự động bằng cách sử dụng bể thanh khoản (liquidity pool) thông qua hợp đồng thông minh.

Ví dự bán muốn mua 1 ETH bằng USDT, hợp đồng thông minh sẽ gửi yêu cầu của bạn đến bể thanh khoản và tính toán số lượng USDT cần thiết cho giao dịch này.

2. APR (Annual Percentage Rate)

APR là viết tắt của Annual Percentage Rate (lãi suất phần trăm hàng năm) cho một khoản vay hoặc gửi tiết kiệm, chưa bao gồm lãi kép.

3. APY (Annual Percentage Yield)

APY viết tắt của Annual Percentage Yield (tỷ suất lợi nhuận hàng hàng năm thực tế, đã bao gồm lãi kép)

Ví dụ: Lãi suất 1 tháng của một khoản tiết kiệm là 0,5%. Thì tỷ suất lợi nhuận thực tế của của khoản tiết kiệm đó bao gồm lãi kép là:(1 + 0,5%) ^ 12 = 6,17% (APY = 6,17%)

4. Collateral (tài sản thế chấp)

Trong hệ sinh thái DEFI, Collateral – tài sản thế chấp được sử dụng khi bạn muốn vay tiền, tuy nhiên tài sản thế chấp và tài sản vay phải khác nhau.

Ví dụ: Bạn thế chấp BTC để mua ETH, có chế tài sản thế chấp này tương tự như bạn thế chấp bất động sản để vay tiền. Để tránh tình trạng thiếu hụt thanh khoản, một số ứng dụng DEFI yêu cầu tài sản phải có giá trị lơn hơn khoản vay với tỷ lệ dao động từ 125% – 150%. Ví dụ bạn thế chấp $100 ETH để vay $70 ADA (~ 143%).

5. DAO (Decentralized Autonomus Organization)

DAO – viết tắt của cụm từ Decentralized Autonomous Organization nghĩa là “tổ chức tự trị phi tập trung”. Để đủ tiêu chuẩn trở thành một DAO, một thực thể phải đáp ứng cả ba yêu cầu: phi tập trung, có quyền tự trị và có tổ chức. Nó được xây dựng dựa trên các quy tác mã hóa của các chương trình, được vận hành tự động, phi tập trung và không bị quản lý bởi bất kỳ tổ chức nào, do đó không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ chính phủ nào.

6. DApps (Decentralized Applications)

DApps viết tắt Decentralized Applications có nghĩa là ứng dụng phân quyền (ứng dụng phi tập trung). DApp ra đời sau khi các nền tảng công nghệ Blockchain và các hợp đồng thông minh được tạo ra bởi Satoshi Nakamoto – cha đẻ của Bitcoin. Không dễ dàng để có thể tóm tắt thuật ngữ DApps một cách ngắn ngọn, bởi một ứng dụng phi tập trung cần đạt nhiều tiêu chí để có thể trở thành một DApp đúng nghĩa.

Xem thêm  Cách hoạt động của Blockchain như thế nào?

Theo David Johnston và các thành viên thuộc quỹ DApps thì để một số ứng dụng được coi là ứng dụng phân quyền DApp, nó phải đáp ứng các tiêu chí sau:

– Ứng dụng phải 100% là mã nguồn mở, được điều hành tự động và không có tổ chức nào kiểm soát phần lớn token của nó. Ứng dụng có thể điều chỉnh giao thức của nó để đáp ứng các cải tiến được đề xuất và phản hồi thị trường cũng như các cập nhật, thay đổi phải được sự đồng thuận của phần lớn người dùng.

– Ứng dụng cần phải có một token mã hóa (Bitcoin hay một token nội bộ cho hệ thống của chính nó). Token này cần thiết cho việc trung cập vào ứng dụng và bất kỳ đóng góp giá trị nào cũng nên được thưởng bằng token của ứng dụng.

– Dữ liệu và hồ sơ hoạt động của ứng dụng phải được lưu trữ mã hóa trong một blockchain công cộng, phi tập trung để tránh việc tập trung hóa.

– Ứng dụng phải tạo token theo thuật toán mật mã chuẩn đóng vai trò là bằng chứng các note (nút) giá trị đóng góp cho ứng dụng.

7. DEX (Decentralized Exchange)

DEX viết tắt Decentralized Exchange là sàn giao dịch tiền kỹ thuật số được xây dựng và hoạt động phi tập trung trên nền tảng công nghệ Blockchain. Sàn DEX cho phép việc giao dịch mua bán ngang hàng ngay trên mạng lưới blockchain mà không cần thông qua sự quản lý của bất kỳ tổ chức trung gian nào.

8. CEX (Centralized Exchange)

CEX viết tắt Centralized Exchange sàn giao dịch phi tập trung được quản lý bởi một bên thứ 3, có thể là một công ty hoặc tổ chức thành lập sàn. Mọi tài sản tiền kỹ thuật số trên sàn đều chịu sự quản lý của tổ chức này.

Một số sàn giao dịch CEX phổ biến gồm: Binance, FTX, OKEx, MEXC, CoinEx, Bybit, Huobi, Kucoin…

9. Flash Loan

Flash Loan – vay tức thời là một chức năng trong giao thức DEFI, Flash Loan cho phép bạn vay tiền kỹ thuật số mà không cần thế chấp, với điều kiện khoản vay đó sẽ được trả lại trong cùng một khối giao dịch.

10. Flash Swaps

Flash Swaps cho phép người dùng rút một phần hoặc toàn bộ ERC-20 Token trong ví để thực hiện chuyển đổi giữa các tokens nhằm kiếm lợi nhuận từ chênh lệch tỷ giá mà không mất phí trước khi giao dịch được hoàn tất. Khi giao dịch hoàn tất, bạn phải thanh toán phí rút tiền hoặc hoàn trả số token tương ứng.

11. Gas fees

Gas fees là khoản phí mà các thợ đào trên nền tảng Ethereum. Phí Gas được tính tương tự với nguồn lực mà thợ đào Ethereum dùng để xác thực một giao dịch. Càng nhiều dao dịch được thực hiện thì phí Gas càng cao.

12. Hodl

HODL là cách viết “sai chính tả” của từ HOLD, đây là từ được cộng đồng tiền kỹ thuật số sử dụng rộng rãi, HODL có nghĩa là lắm giữ lâu dài, hoặc đầu tư dài hạn, một nghĩa khác là “Hold on for Dead Life). Hodler là thuật ngũng dùng để nói các nhà đầu tư dài hạn, lưu giữ tiền kỹ thuật số lâu dài.

13. Liquidity Pools

Liquidity Pools là một tập hợp các khoản tiền được khóa lại trong các hợp đồng thông minh. Liquidity Pools được sử dụng để tạo điều kiện cho các giao dịch phi tập trung, cho vay và nhiều chức năng khác … trên nền tảng blockchain. Liquidity Pools được xem là xương sống của các Sàn Giao Dịch Phi Tập Trung, chẳng hạn như sàn Uniswap. Người dùng được gọi là nhà cung cấp thanh khoản (LP) thêm một giá trị bằng nhau của họ vào hai loại token trong một nhóm để tạo ra thị trường. Đổi lấy việc cung cấp tiền của họ, họ kiếm được phí giao dịch từ các giao dịch xảy ra trong nhóm của họ, tỷ lệ với phần của họ trong tổng thanh khoản.

Xem thêm  Ấn Độ cấm TikTok và 58 ứng dụng khác của Trung Quốc

16. Liquidity Minning

Liquidity Minning là một hình thức của Yield Farming, bản chất của hình thức này là người dùng bỏ tài sản vào một pool để cho vay hoạch cung cấp thanh khoản. Bằng cách này, người dùng nhận tiền lời dưới dạng một token mà bạn sở hưu hoặc một loại token khác của pool đó phát hành. Dịch vụ này cho phép người dùng kiếm thêm thu nhập thụ động ngoài việc nắm giữ tài sản chờ tăng giá. Ngoài ra, Liquidity Minning không có bắt buộc về mặt thời gian bạn có thể nạp và rút ra bất cứ lúc nào.

17. ERC-20 (Ethereum Request for Comment)

ERC-20 viết tắt của Ethereum Request for Comment. ERC-20 là một tiêu chuẩn kỹ thuật được sử dụng cho các hợp đồng thông minh trên chuỗi khối Ethereum để triển khai mã thông báo và 20 là con số ký hiệu gán cho yêu cầu này.

Cộng đồng Ethereum đã thiết lập ra 3 quy tắc tùy chọn và 6 quy tắc bắt buộc cho token ERC20 như sau:

Quy tắc tùy chọn:

– Tên Token

– Ký hiệu

– Thập phân (tối đa 18)

Quy tắc bắt buộc:

– Total Supply

– BalanceOf

– Transfer

– TransferFrom

– Approve

– Allowance

18. NFT (Non-fungible Token)

NFT viết tắt của Non-fungible Token hay dịch ra là “bằng chứng không thể thay thế về mặt pháp lý) là một loại bằng chứng xác thực, kỹ số số về quyền sở hữu của một người đối với một tài sản (tranh ảnh, video, âm thanh kỹ thuật số,…). Khái niệm “có thể thay thế” (fungible) có nghĩa tài sản này có thể được tráo đổi để có được một tài sản y hệt hay có giá trị tương đương. Một tờ tiền 10 dollar có thể được thay thế bởi một tờ y hệt hoặc 2 tờ 5 dollar. Không thể thay thế về mặt pháp lý (non-fungible) có nghĩa là một thứ không thể thay thế hay chia nhỏ thành nhiều phần – bởi vì đó là một tài sản được chứng thực là duy nhất.

19. Pump and dump

Pump and dump là một khái niệm phổ thông trong thị trường tài chính số đặc biệt là những trader, khái niệm này chỉ tình hình thị trường đang bị làm giá, “bơm thổi giá”. Pump and dump xảy ra khi giá cả một đồng tiền kỹ thuật số bất ngờ tăng giá mạnh sau đó lại giảm mạnh.

20. Slippage

Slippage tạm dịch trượt giá là sự sự khác biệt về mức giá kỳ vọng và mức giá thực hiện khi bạn tiến hành swap các token khác nhau. Trượt giá xảy ra khi thị trường có những biến động giá của quá mạnh, do vậy hệ thống tự động khớp lệnh các giá trị cao hơn hoặc thấp hơn để hoàn tất giao dịch của bạn.

21. Smart Contracts

Smart Contracts – Hợp đồng thông minh là một thuật ngữ mô tả khả năng tự đưa ra các điều khoản và thực thi thỏa thuận của hệ thống máy tính bằng cách sử dụng công nghệ blockchain. Toàn bộ quá trình Smart Contracts được xảy ra tự động và không có bất kỳ sự can thiệp nào từ bên ngoài. Các điều khoản của Smart Contracts như một hợp đồng rằng buộc được ghi lại trên hệ thống blockchain.

22. TVL/TLV (Total Value Locked)/(Total Locked Value)

TVL viết tắt của Total Value Locked, nghĩa là tổng giá trị tài sản được khóa trong trên một sàn giao dịch phi tập trung, một ứng dụng phi tập trung hoặc toàn bộ hệ thống DEFI. TVL còn còn được gọi là TLV (Total Locked Value)

23. Stablecoin

Stablecoin là tài sản kỹ thuật số có giá trị tương đương như tiền pháp định như đồng đô la và euro. Stablecoin có sự ổn định về giá cả, nhanh chóng giúp người dùng giao dịch mua bán các loại tiền kỹ thuật số khác hoặc là nơi tránh biến động giá của thị trường tiền kỹ thuật số.

24. Lending

Lending là hoạt động cho vay. Người dùng có thể sử dùng tài sản của mình cho người khác vay và thu lãi. Nhà đầu tư có thể cho các trader khác vay hoặc cho sàn giao dịch tiền kỹ thuật số vay để lấy lãi. Ngoài ra hiện nay một số sàn còn là trung gian để nhà đầu tư có thể cho các người khác vay là sàn nhận một phần phí khi khoản vay kết thúc.

Xem thêm  Hợp đồng thông minh (Smart Contract) là gì ? Cách hoạt động của hợp đồng thông minh

25. Wallet

Walletnơi lưu trữ tiền kỹ thuật số như token hoặc coin, ví được dùng để gửi và nhận, theo dõi số dư. Wallet sử dụng các khóa public hoặc private key.

26. Protocol

Protocol là tập hợp các quy tắc cơ bản cho phép chia sẻ các dữ liệu giữa các máy tính. Trong thị trường tiền kỹ thuật số, các nhà phát triển xây dựng các giao thức để xây dựng các dApp trên các blockchain.

27. Consensus

Consensus là thuật toán đồng thuận, được hiểu là cơ chế đồng thuận giúp cho các node phân tán, các cơ chế đồng thuận sẽ giúp xác nhận các giao dịch trong hệ thông blockchain. Hai cơ chế đồng thuận phổ biến hiện nay là Pool of work, Pool of Stake.

28. Asset

Asset là các loại tài sản được sử dụng trong hệ thống DEFI như Token, Coin, BTC,… hoặc các Wrapp token.

29. Central Bank

Trong thế giới tiền kỹ thuật số “Central Bank” là trung tâm điều phối dòng tiền trên DEFI từ các hoạt động như: vay, cho vay, đòn bẩy, tiết kiệm,… Giúp dòng tiền luôn được luân chuyển phi tập trung, tự động. Ví dụ một số dự án Central Bank như Compound, AAVE, Maker…

30. Liquidity

Liquidity là khả năng thanh khoản của một tài sản cụ thể một cách nhanh chóng mà không ảnh hưởng đến giá cả của nó. 

31. Yield Farming

Yield Farming là thuật ngữ chỉ một tổ chức gồm nhiều thành viên cùng góp vốn để cung cấp thanh khoản cho giao thức Defi. Nói một cách dễ hiểu là bạn sẽ kiếm lãi và phí giao dịch trên Defi bằng cách gửi đồng coin của mình và nhận lại lãi bằng đồng coin hoặc token.

32. Bridge

Bridge là các cầu nối giúp kết nối dữ liệu giữa các blockchain với nhau.

33. Derivatives

Derivatives nghĩa là phái sinh chỉ các sản phẩm hợp đồng phái sinh các loại tiền kỹ thuật số. Là hợp đồng giao dịch tài chính giữa hai bên hoặc nhiều bên về giá trị của các tài sản trong tương lai.

34. Insurance

Insurance là bảo hiểm, trong DeFi là các hình thức bảo hiểm phi tập trung giữa các người dùng mà không thông qua một tổ chức trung gian nào.

35. Aggregator

Aggregator là các đơn vị tổng hợp thanh khoản từ nhiều nguồn khác nhau như từ chính các AMM và CEX truyền thống. Aggregator sẽ tạo cơ chế tối ưu sự trượt giá (price slippage) cũng như phí giao dịch cho người dùng giúp họ thực hiện các giao dịch nhanh hơn, tốn ít phí hơn.

36. Oracle

Oracle là một giao thức giúp chuyển đổi các thông tin ngoài đời thực thành dữ liệu cung cấp cho các smart contract trên công nghệ blockchain.

37. Audit

Audit là công cụ giúp kiểm tra các lỗ hổ bảo mật của hệ thông blockchain, kiểm tra các đoạn code, chịu tải của hệ thống để tránh các lỗ hổng khi vận hành, lỗi code, nguy cơ bị hack…

38. GameFi

GameFi là sự kết hợp giữa ngành công nghiệp game và DeFi, hay hiểu một cách khác là các game áp dụng công nghệ Blockchain.

39. Indexer

Indexer là chỉ số theo dõi dữ liệu trong DeFi, khả năng truy vẫn dữ liệu từ bên trong và xuất ra dữ liệu bên ngoài của DeFi.

40. Crowdfunding

Crowdfunding là hình thức huy động vốn từ cộng đồng, các dự án huy động vốn Crowdfunding qua hình thức IDO từ số lượng lớn các nhà đầu tư cá nhân.

Kết luận

Qua bài viết 40 thuật ngữ DeFi phổ biến, Ragus hy vọng sẽ cung cấp các thông tin căn bản về DeFi giúp bạn có những thông tin tham khảo hữu ích.

 

Các quan điểm và ý kiến ​​được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và KHÔNG ĐƯỢC XEM LÀ LỜI KHUYÊN ĐẦU TƯ. Đầu tư vào hoặc giao dịch tiền điện tử đi kèm với rủi ro mất mát tài chính. Theo dõi Ragus để được cập nhật thông tin nhanh chóng. Fanpage Group Telegram Twitter Youtube

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *