Cryptocurrency (tiền mã hóa) là gì? Phân biệt tiền điện tử, tiền ảo, tiền mã hóa

Tiền mã hóa từng chỉ là một sân chơi của dân đam mê tài chính và công nghệ, từng nhiều năm “sống trong thế giới underground” giờ đây, tiền mã hóa dần trở thành một phong trào cách mạng và thu hút sự quan tâm quả nhiều tổ chức, doanh nghiệp, chính phủ. Hãy cùng Ragus đi tìm hiểu EP3: Cryptocurrency (tiền mã hóa) là gì? qua bài viết bên dưới nhé!

Tiền mã hóa là gì?

Thuật ngữ “tiền mã hoá” là một từ ghép của mã hóa và tiền tệ. Các đồng tiền dạng này sử dụng các kỹ thuật mật mã để bảo mật các giao dịch giữa người dùng với người dùng.

Tiền mã hóa (hay tiền điện tử, tiền kỹ thuật số) là một dạng tiền kỹ thuật số cho phép người dùng truyền tải giá trị trong môi trường kỹ thuật số.

Có thể bạn đang tự hỏi vậy nó sẽ khác gì với PayPal hay các ứng dụng ngân hàng. Bề ngoài thì chúng khá giống nhau – giao dịch chuyển tiền, trả tiền khi mua hàng online. Nhưng khi tìm hiểu kĩ nền tảng đứng đằng sau chúng ta lại thấy chúng hoàn toàn khác nhau.

Cryptocurrency (tiền mã hóa) là một giao thức truyền tải thông tin được mã hóa, lưu trữ trên nền tảng của công nghệ Blockchain.

Điểm độc đáo của tiền mã hóa

Thực tế, tiền mã hóa rất độc đáo. Mặc dù tiền mã hóa có các chức năng hoạt động tương tự như nhiều hệ thống tiền mặt tiện tử hiện tại. Tuy nhiên, toàn hệ thống giao dịch tiền mã được xây dựng trên Blockchain phí tập trung và không chịu sự quản lý hay sở hữu của bất kỳ ai.

Một loại tiền mã hóa tốt phải đảm bảo được tính phi tập trung của hệ thống. Bên dưới là mô phỏng sự khác nhau của hệ thống phi tập trung và hệ thống tập trung. Mô hình phi tập trung được vận hành bởi các note được kết nối và chuyển tiếp thông tin với nhau.

Sự phi tập trung của mạng lưới tiền mã hóa khiến cho việc cố gắng kiếm soát hay tấn công hệ thống là không khả thi. Nếu trên hệ thống tập trung bạn chỉ cần tấn công vào máy chủ chính là có thể làm tê liệt hệ thống. Ví dụ một ngân hàng có thể bị xóa sạch cơ sở dữ liệu nếu máy chủ bị tấn công, nếu không có bản sao lưu.

Với tiền mã hóa, mỗi node đều giữ một bản sao cơ sở dữ liệu như nhau. Trong trường hợp một vài node bị tấn công có thể offline thì các node khác vẫn tiếp tục vận hàng và thực hiện sao lưu, xác thực giao dịch bình thường.

Do đó, tiền mã hóa có thể hoạt động 24 giờ một ngày, 365 ngày một năm. Chúng cho phép trao đổi giá trị mọi nơi trên toàn cầu chỉ cần kết nối internet.

Tiền mã hóa (Cryptocurrency) hoạt động như thế nào?

Mã nguồn mở và công nghệ Blockchain là hai nền tảng đứng sau các loại tiền mã hóa, bạn cần kiến thức ở nhiều lĩnh vực gồm: mật mã học, công nghệ blockchain, mã nguồn mở, tài chính để hiểu rõ các khải niệm can bản về tiền mã hóa.

Để có thể dễ hiểu chúng ta có thể lấy Bitcoin – một loại tiền mã hóa phổ biến nhất hiện nay.

Blockchain

Blockchain là một loại cơ sở dữ liệu đặc biệt, nơi dữ liệu có thể được thêm vào và không thể bị xóa hoặc thay đổi. Các giao dịch được xác nhận vào thêm vào một chuỗi khối, trong cái mà chúng ta gọi là block (Block là tập hợp các thông tin giao dịch của các metadata khác).

Chúng ta gọi cấu trúc này là một chuỗi metadata của mỗi khối bao gồm một phần thông tin của khối trước đó. Cụ thể, nó bao gồm một hàm băm của khôi trước, bạn có thể tượng tượng hàm băm này như một dấu vân tay kỹ thuật số duy nhất.

Xem thêm  Cách tạo icon thương thương của riêng bạn trên Facebook

Xác xuất để hai phần dữ liệu cung cấp cho bạn cùng một đầu ra từ hàm băm là cực thấp. Do đó nếu ai cố gắng sửa đổi thông tin của một khối sẽ phải thay đổi tất cả các khối. Do các khối có liên kết với nhau bằng hàm băm này.

Nếu ai muốn tham gia vào quá trình xác thực giao dịch trên Blockchain sẽ phải tải xuống toàn bộ dữ liệu Blockchian trước đó. Trước đó chúng ta có nói đến việc bất kỳ ai cũng có thể tham gia xác thực giao dịch và chữ ký bằng mật mã công khai? Tuy nhiên khi một node nhận một khối, nó sẽ thực hiện một số kiểm tra nếu node phát hiện bất kỳ dữ liệu khối không hợp lệ, khối đó sẽ bị từ chối. Điều này tránh việc ai đó cố gắng chỉnh sửa hay thêm dữ liệu không đúng vào blockchain.

Khi một node xác thực một khối hợp lệ nó sẽ tạo ra các bản sao và gửi đến các node khác để lưu trữ lại. Như vậy các node sẽ cùng thay phiên xác nhận các giao dịch đóng thành khối và sao lưu giống nhau nhằm đảm bảo tính xác thực, phi tập trung của hệ thống.

Private Key và Public Key

Về cơ bản Private Key và Public Key là nền tảng của mạng lưới tiền mã hóa. Nó là những thứ giúp người dùng có thể gửi và nhận tiền.

Bất kỳ ai nắm giữ tiền mã hóa sẽ có 2 mã: Private Key và Public Key Người dùng có thể tạo private-key cho riêng họ. Định dạng của private-key là một chuỗi từ 1 đến 78 chữ số, hoặc có thể sử dụng chương trình tự tạo ra những số ngẫu nhiên. Khi có được private-key, người dùng có quyền sử dụng Tiền mã hoá và ngược lại.

Về cơ bản Private-key là một con số khổng lồ mà không hệ thống nào có thể đón được. Đối với Bitcoin, việc đoán ra khóa tư nhân chính xác tương tự với việc đoán đúng kết quả của 256 lần tung đồng xu. Thực tế với sức mạnh của máy tính hiện đại, bạn không thể bẻ khóa của ai trước khi vũ trụ nổ tung.

Nếu hình dùng Blockchain tương tự như Internet, thì Public Key (khóa công khai) là ID và Private Key (khóa bí mật) là password (mật khẩu).

Public Key là chuỗi số công khai, cần public cho cộng đồng biết để họ chuyển coin, xác nhận giao dịch cho ta.

Private Key như đã nói là mật khẩu của ví, nên cực kỳ quan trọng, phải giữ bí mật và đặc biệt là không được đánh mất. Nếu người khác biết được private key của bạn, họ có thể vào ví và đánh cắp số coin bạn sở hữu. Còn nếu quên private key thì bạn sẽ không thể truy cập ví của mình nữa, đồng nghĩa số coin trong ví sẽ bị mất vĩnh viễn.

Ví tiền mã hóa là gì?

Về cơ bản, ví tiền mã hóa là thứ chứa khóa riêng tư của bạn. Nó có thể là một thiết bị chứa thông tin ví được mã hóa (ví lạnh, ví phần cứng), một ứng dụng trên PC hoặc app trên điện thoại thông minh. Hay thậm chí là một tờ giấy chứa khóa riêng tư.

Ví là giao diện để người dùng có thể dễ dàng tương tác với mạng tiền mã hóa. Các loại ví khác nhau sẽ cung cấp các chức năng khác nhau như: giao dịch mua bán, chuyển tiền, staking…

Việc khai thác tiền mã hóa như thế nào

Quá trình các node xác nhận và ghi chép giao dịch được giới thiệu ở trên được gọi là khai thác/đào. Nếu thợ đào giải được các câu đó, khối mà họ xây dựng sẽ mở rộng chuỗi. Kết quả là họ sẽ nhận được phần thưởng bằng tiền mã hóa của Blockchain.

Đây là kết quả của việc vận hành lý thuyết trò chơi được quy định trên các Blockchain.

Lịch sử ra đời tiền mã hóa

Vào những năm 90 của thế kỷ 20, thời điểm công nghệ thông tin và số hóa bùng nổ kéo theo hàng loạt nghiên cứu và chứng kiến rất nhiều những nỗ lực của con người trong việc thương mại hóa ý tưởng về tiền điện tử. Nhiều start-up từng tạo nên tiếng vang như DigiCash, Beenz, Flooz… Tuy vậy, các công ty này không tồn tại được lâu và bị sụp đổ. Nguyên nhân chính dẫn đến “thảm kịch” này là do các doanh nghiệp ấy quá tin tưởng vào bên thứ 3, họ nhờ một công ty khác đứng sau hệ thống để điều khiển và thúc đẩy các giao dịch.

Xem thêm  Apple: chip M1 là cách chúng tôi nắm vận mệnh của mình trong tay, từng là mơ ước của Steve Jobs

Những năm sau đó, trên thị trường cũng có một start-up khác bật lên giữa thị trường tiền số tạo tạo tiếng vang rất lớn lúc bấy giờ, đó là doanh nghiệp E-Gold của Hoa Kỳ với khối lượng giao dịch mỗi tháng lên đến hàng tỷ USD. Tuy nhiên, vào những năm đầu của thế kỷ 21, doanh nghiệp gặp vấn đề về bảo mật khi bị hacker tấn công vào hệ thống và bị sử dụng cho mục đích xấu. Với tình trạng ấy E-Gold đã lao lốc không phanh và bị khai tử khỏi thị trường.

Đến năm 1991, công nghệ Blockchain được ra mô tả bởi hai nhà mật mã học W. Scott Stornetta và Stuart Haber. Đây là công nghệ nền tảng cho các loại tiền mẫ hóa sau này.

Ngày 31/10/2008, vào lúc 2h10 phút chiều theo giờ New York, vài trăm thành viên thuộc một danh sách thư điện tử ít người biết đến, bao gồm chuyên gia mật mã học và người say mê công nghệ này, nhận được thư điện tử từ một người tự xưng là Shatoshi Nakamoto. “Tôi đang nghiên cứu một hệ thống tiền mặt điện tử mới hoàn toàn ngang cấp, không cần bên thứ ba đáng tin cậy”. Và ông chuyển hướng họ đến một bài luận dài 9 trang được đăng tải trên trang web mới mà ông vừa đăng ký 2 tháng trước. Bài luận mô tả về một hệ thống tiền tệ mà ông gọi là Bitcoin.

Đến năm 2009, thì loại tiền mã hóa đầu tiên tên là Bitcoin mới được phát hành. Và đến giờ thế giới vẫn chưa tìm ra được cha đẻ của Bitcoin mà chỉ biết Bitcoin được tạo ra bởi một người hoặc nhóm người sử dụng bút danh Satoshi Nakamoto.

Bitcoin là khởi đầu của sự ra đời các loại tiền mã hóa được sinh ra sau này. Ngày nay nhiều phiên bản Blockchain mới ra đời không chỉ cho phép người dùng gửi và nhận tiền mã hóa mà còn cho phép chạy ứng dụng phi tập trung bằng cách sử dụng các hợp đồng thông minh. Ethereum là một ví dụ điển hình nhất về phiên bản Blockchain nâng cấp.

Sự khác biệt giữ tiền mã hóa và token là gì?

Thoại nhìn, tiền mã hóa và token có vẻ giống nhau hoàn toàn. Cả hai đều được giao dịch trên các giao dịch và có thể gửi đi giữ các địa chỉ blockchain.

Tiền mã hoá chỉ được dùng như tiền, như phương tiện trao đổi, lưu trữ giá trị hoặc cả hai. Mỗi đơn vị đều có thể thay thế lẫn nhau về mặt chức năng, nghĩa là mỗi một đồng tiền có giá trị ngang nhau.

Bitcoin và các loại tiền mã hoá ban đầu khác được thiết kế như một loại tiền tệ, nhưng các nhà phát triển đã tìm ra nhiều cách có thể thực hiện trên blockchain hơn thế. Ví dụ,Ethereum không chỉ cung cấp chức năng tiền tệ. Nó cho phép các nhà phát triển chạy code (các hợp đồng thông minh ) trên mạng phân tán và tạo token cho nhiều ứng dụng phi tập trung khác nhau.

Token có thể được sử dụng giống như tiền mã hoá, nhưng chúng linh hoạt hơn. Bạn có thể đúc ra hàng triệu token giống hệt nhau hoặc tạo ra một số với các đặc tính độc nhất. Token có thể đóng vai trò như bất cứ thứ gì, từ biên lai kỹ thuật số, đại diện cho cổ phần trong công ty đến đại diện cho điểm khách hàng thân thiết.

Trên một giao thức hỗ trợ hợp đồng thông minh, tiền tệ cơ sở (được sử dụng để thanh toán cho các giao dịch hoặc ứng dụng) tách biệt với các token của nó. Ví dụ: trong Ethereum, đồng tiền gốc là ether (ETH) và nó phải được sử dụng để tạo và chuyển các token trong mạng Ethereum. Các token này được thực hiện theo các tiêu chuẩn như ERC-20 hoặc ERC-721 .

Ưu điểm và nhược điểm của tiền mã hóa

Ưu điểm của Cyptocurrency (tiền mã hóa)

– Giao dịch xuyên biên giới với chi phí thấp

Nhiều người lựa chọn tiền mã hóa như một phương pháp giao dịch nhờ phí giao dịch gần như bằng không, nhanh chóng và xuyên biên giới.

Xem thêm  Top 5 loại tai nghe gaming nhỏ gọn tốt đáng mua nhất năm 2019

– Giao dịch tiên lợi

Việc giao dịch tiền mã hóa rất tiện lợi, người dùng chỉ cần có thiết bị kết nối internet như điện thoại, máy tính  máy tính bảng là có thể giao dịch, rút, nạp chuyển tiền 24/7.

– Bảo mật cao

Tiền mã hóa được xây dựng trên công nghệ Blockchain có sự bảo mật cao, an toàn và tính ẩn danh. Đặc biệt, tiền mã hóa không chịu sự quản lý hay chi phối của bất kỳ tổ chức, cá nhân hay chính phủ nào.

– Không lạm phát và không thể làm giả

Thông thường, tiền mã hóa chỉ có số lượng giới hạn, vì thế các đồng tiền mã hóa không thể phát hành thêm. Ví dụ số lượng Bitcoin giới hạn ở mức 21.000.000 đồng.

Nhược điểm của Cyptocurrency (tiền mã hóa)

– Cần nhiều kiến thức về kĩ thuật khi tham gia

Việc tham gia vào đầu tư, giao dịch, sử dụng tiền Cyptocurrency (tiền mã hóa) đòi hỏi cần nhiều kiến thức về tin học, bảo mật nếu không bạn có nguy cơ rủi ro thua lỗ, mất mát rất cao.

– Thiếu tính ổn định

Giá trị của các đồng tiền kỹ thuật số thường có tính biến động cao, nhiều đồng tiền mã hóa đã được sinh ra và giá trị về không theo thời gian. Nhiều đồng tiền tăng giá nhanh và giảm giá không phanh.

– Môi trường nhiều rủi ro lừa đảo

Thị trường tiền mã hóa là một môi trường hoàn hảo cho các chiêu trò lừa đảo nhằm đánh cắp tài sản của người dùng.

Phân biệt tiền điện tử, tiền mã hóa, tiền ảo

1. Tiền điện tử pháp định

Tiền điện tử pháp định là hình thức điện tử của tiền pháp định, được sự công nhận của chính phủ. Nó được lưu trữ trong ngân hàng và thể hiện qua các thiết bị điện tử lưu trữ như ATM, ví điện tử, tài khoản ngân hàng, ứng dụng ngân hàng…Tiền điện tử vẫn có giá trị trao đổi ngang hàng với tiền pháp định dưới dạng tiền mặt.

Ví dụ: Ví thanh toán Momo, Airpay, VTC Pay, Internet banking, thẻ ATM,…

Đặc điểm:

– Được phát hành bởi Ngân hàng trung ương và được chính phủ công nhận.

– Có thể định giá, trao đổi hàng hóa, có giá trị tương đương tiền giấy, polyme hoặc xu.

– Có thể quy đổi ra tiền giấy, tiền polymer hoặc xu…

2. Tiền ảo

Tiền ảo (vitual money) là môt dạng tiền điện tử không được chính phủ phát hành mà được tạo ra bởi các cá nhân hay tổ chức. Tiền ảo thường được quản lý và kiểm soát bởi các nhà phát hành hoặc tổ chức sáng lập. Tiền ảo chỉ được công nhận và sử dụng trong một cộng đồng nhất định. Loại tiền này “được các thể nhân hoặc pháp nhân chấp nhận như một phương tiện thanh toán và có thể được chuyển nhượng, lưu trữ hoặc giao dịch điện tử ”

Ví dụ: Tiền chơi trong game; các dạng xu, coin, token dùng để mua các sản phẩm, dịch vụ trên các website, ứng dụng thương mại điện tử, dịch vụ…

Đặc điểm:

– Không được Ngân hàng Trung ương phát hành, không được nhà nước bảo hộ.

– Không được chấp nhận rộng rãi.

– Không được chuyển đổi thành tiền pháp định.

– Tồn tại phụ thuộc vào môi trường máy chủ tập trung.

– Không giới hạn số lượng.

3. Tiền mã hóa

Tiền mã hóa (cryptocurrency) là một dạng tài sản kỹ thuật số một nhánh của tiền ảo, nhưng tiền mã hóa được sinh ra dựa trên nền tảng blockchain. Tiền mã hóa có đặc tính giới hạn số lượng phát hành, phi tập trung, không chịu sử kiểm soát của bất kỳ tổ chức, cá nhân hay chính phủ nào.

Ví dụ: Bitcoin, Ethereum, Cardano…

Đặc điểm:

– Không bị chi phối bởi chính phủ

– Không lạm phát không thể làm giả.

– Phi tập trung, an toàn, bảo mật.

Các quan điểm và ý kiến ​​được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và KHÔNG ĐƯỢC XEM LÀ LỜI KHUYÊN ĐẦU TƯ. Đầu tư vào hoặc giao dịch tiền điện tử đi kèm với rủi ro mất mát tài chính. Theo dõi Ragus để được cập nhật thông tin nhanh chóng. Fanpage Group Telegram Twitter Youtube

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *