Top 6 chất liệu vải bền vững thân thiện với môi trường hứa hẹn giải cứu Trái Đất

Trong thập kỉ  qua, ngành công nghiệp thời trang thế giới đặc biệt là xu hướng thời trang nhanh đang nhận được nhiều chỉ trích về vấn đề chất thải trong quá trình sản xuất gây ôi nhiễm môi trường. Đặc biệt hơn, trong bối cảnh Trái Đất ngày càng nóng nên và vấn đề rác thải trên đại dương ngày càng nghiêm trọng. Ngành thời trang cần phải nỗ lực “xanh” hóa bản thân để giúp giảm thiểu lượng chất thải độc hải ra môi trường. Nhiều nghiên cứu đã giúp chỉ ra 6 loại vải bền vững thân thiện với môi trường hứa hẹn sẽ bảo vệ Trái Đất trong tương lai.

Từ “thời trang nhanh” (fast fashion) cho đến những chất liệu cotton, ply, chính quy trình sản xuất ra những chất liệu này cũng đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và an nguy chung của Trái Đất.  Đứng trước viễn cảnh ấy, các thương hiệu thời trang đang cố gắng thay đổi từng ngày. Giới mộ điệu bắt đầu cũng quan tâm hơn về vấn đề môi trường khi chọn mua một sản phẩm thời trang nào đó. Các doanh nghiệp đầu ngành cũng bắt đầu khắt khe hơn trong quá trình sản xuất chất liệu mà mình sử dụng, và không ngừng tìm kiếm những chất vải bền vững cho sản phẩm của họ. Sự lỗ lực này bước đầu đã đạt được những thành công nhất định, dưới đây là 6 chất vải thân thiện với môi trường hứa hẹn sẽ đem lại những thay đổi tích cực cho môi trường.

1. “Da” dứa

Chất liệu “da” thực vật và trái cây, chất liệu này được làm từ nguyên liệu thải ra trong quá trình sản xuất nước trái cây. Một trong những chất liệu nổi bật có thể kể đến Piñatex, loại chất liệu làm từ những chiếc lá của cây dứa trồng tại Philippines. Quá trình sản xuất chất liệu vải từ sợi lá dứa hoàn toàn không gây tác hại cho môi trường, và sử dụng lượng nước rất thấp, đặc biệt không sử dụng bất kỳ loại hóa chất nào. Ngoài ra, những chất thải trong quá trình sản xuất có thể tái chế và sử dụng làm phân bón sinh học. Hiện nay, chất liệu này đang được sử dụng làm vải bọc ghế cho khách sạn vegan đầu tiên tại London, thuộc khách sạn Hilton Bankside.

Xem thêm  Review phim Ford v Ferrari: Cuộc đua lịch sử gay cắn, hồi hộp
Chất liệu Piñatex được làm từ lá của cây dứa (thơm). Ảnh: Jacob Maentz

2. Len Wool

Dù còn nhiều tranh cãi trong vẫn đề ở các trang trại wool, nhưng len wool vẫn là một chất liệu bền vững thân thiện với môi trường và cần được chú trọng phát triển. Chúng có thể tái tạo dễ dàng, bền chắc tuổi thọ cao và phân hủy sinh học. Ngoài ra, quy trình sản xuất len wool từ lông cừu sẽ giúp cô lập nhiều CO2 trong không khí, góp phần giảm thiểu hiệu ứng nhà kính. Tính bền vững và chắc chắn của chất liệu theo thời gian cũng là một điểm cộng lớn, vải len wool có thể chống cháy lẫn chống nước.

Ảnh: ShiftLondon

3. Protein răng mực

Phỏng sinh học – quá trình tìm kiếm cảm hứng từ thiên nhiên nhằm cải tiến hoạt động của con người.  Gần đây, các nhà khoa học thuộc Đại học Pennsylvania State University đã tìm ra được một loại protein đặc biệt có trong răng mực. Dưỡng chất này có khả năng tạo ra một lớp fiber giúp quần áo trở lên bền vững hơn. Đặc biệt loại protein này có khả năng tự phục hồi. Hiện nay, công nghệ này đang được thí nghiệp tại phòng thí nghiệm hứa hẹn sẽ được áp dụng vào quy trình sản xuất thời trang trong thời gian tới với khả năng phân hủy sinh học và bền vững lâu hơn.

Ảnh: Humberto Ramirez/Getty

4. Cotton Organic

Hiện nay, quá trình thu hoạch và sản xuất chất liệu cotton đang sử dụng nhiều loại hóa chất, cũng như hàng tấn nước thải ra môi trường. Tuy nhiên, chất liệu cotton là một chất liệu không thể thay thế nên ngành công nghiệp thời trang đang cố gắng cải thiện quy trình sản xuất để giảm thiểu tác hại đối với môi trường. Dự án Cotton chất lượng cao (Better Cotton Initiative) chính là một ví dụ điển hình cho quy trình sản xuất hữu cơ: các chuyên gia sẽ hỗ trợ nông dân trồng bông vải cách canh tác và sử dụng phân bón hữu cơ, giảm thiểu tối đa lượng nước tưới.

Xem thêm  Thông báo chính thức về giải đấu Mid-Season Invitational 2020

Hiện tại, dự án đang hỗ trợ cho 12,5% tổng khối lượng cotton của toàn thế giới. Ngoài ra, những khách hàng sử dụng chất liệu cotton cũng có thể cảnh giác hơn trong việc lựa chọn quần áo của mình bằng cách tìm đến những nhà bán lẻ được chứng nhận Tiêu chuẩn Vải Hữu cơ Toàn cầu (Global Organic Textile Standard – GOTS). Vải có chứng nhận này không dùng các phân bón và thuốc trừ sâu độc hại đến môi trường và con người.

Ảnh từ trên xuống: Better Cotton Initiative, Naturepedic

5. Linen

Linen (vải lanh) được làm từ sợi của canh lanh (flax plant). Chất liệu Linen đã được sử dụng từ thời Ai Cập cổ đại nhờ vào tính bền vững, thông thoáng, thấm nước mà chất liệu này mang lại. Cây lanh rất dễ trồng không cần thuốc trừ sâu, phân bón và cần rất ít nước. Chất liệu linen vô cùng chắc chắn nên bạn có thể sử dụng dài lâu qua nhiều năm liền; loại vải này cũng khô nhanh hơn cotton và các chất liệu khác.

Ảnh: Ever-Essentials

6. Các loại sợi vải tự nhiên – Lyocell

Hiện nay, thế giới bắt đầu nhận thức được tác hại của các loại sợi vải nhân tạo khi chúng khó phân hủy và thải ra các loại vi sợi (microfiber) trong quá trình giặt. Chính vì vậy, ngành công nghiệp thời trang bắt đầu tìm đến những chất liệu sợi vải tự nhiên. Chất liệu có thể thay thế đợi sợi vải nhân tạo là Lyocell sợi vải được sản xuất từ cellulose của bột gỗ. Loại vải này được sản xuất bởi thương hiệu Tencel thuộc một công ty Áo. Với Lyocell, sợi vải có thể phân huy sinh học và quy trình sản xuất cũng không ảnh hưởng lớn đến môi trường. Trong đó, nước thải được tái chế, và không một hóa chất độc hại nào được sử dụng. Ngoài Lyocell, hemp ( từ cây gai dầu) cũng là một chất liệu vải bền vững khác không ảnh hưởng xấu cho môi trường. Một số nhà thiết kế còn sử dụng nút chai, tre hay thậm chí là rong biển để làm ra những bộ quần áo thân thiện với môi trường.

Xem thêm  Top 10 thương hiệu giày thể thao vegan chất liệu thân thiện với môi trường nên mua trong năm 2020
Chất liệu vải Lyocell. Ảnh: Tencel
Các quan điểm và ý kiến ​​được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và KHÔNG ĐƯỢC XEM LÀ LỜI KHUYÊN ĐẦU TƯ. Đầu tư vào hoặc giao dịch tiền điện tử đi kèm với rủi ro mất mát tài chính. Theo dõi Ragus để được cập nhật thông tin nhanh chóng. Fanpage Group Telegram Twitter Youtube

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *