Tìm hiểu 18 chi tiết cấu tạo lên một đôi giày tây nam cao cấp

Thử tưởng tượng hôm này là tối cuối tuần, bạn đang trong bàn nhậu với hội bạn thân. Hội của bạn họ rất mê giày, và một anh chàng bắt đầu khoe đôi giày rất đỉnh anh ta vừa mua từ tận trời Anh, tiếp sau đó là mọi người bắt đầu trầm trồ phân tích từng chi tiết của đôi giày bằng thứ ‘ngôn ngữ’ mà bạn cho là đến từ một hành tinh khác. Hoặc, bạn cần mua 1 đôi giày tây cho buổi phỏng vấn xin việc đầu tiên, và bạn đang cảm thấy rất lung túng khi nghe nhân viên bán hàng giải thích vì sao đôi giày nay lại tốt và có giá cao hơn đôi giày kia, dù với bạn lúc đó cả 2 đều là giày làm từ da con bò. Cuối cùng bạn đành phó mặc túi tiền của mình vào tay anh chàng bán hàng kia.

Bất cứ khi nào mua một thứ gì, bạn đều cần trang bị những thông tin cơ bản về nó để biết được bạn cần gì, nó có xứng đáng với số tiền của bạn không. Bài viết dưới đây RAGUS xin đề cập một số chi tiết cơ bản thường được nhắc đến đầu tiên của một đôi giày tây. Chúng tôi chọn một mẫu giày da cột dây để minh họa trong bài viết này, vì vậy một số chi tiết sẽ không xuất hiện trên những dáng giày khác.

1/ Cổ giày (TOPLINE)

2/ Lưỡi gà (TONGUE): Miếng da tiếp xúc với phần mu bàn chân trên những đôi giày cột dây, tongue được may chỗ tiếp nối phần thân giày trước (vamp) và sau (quarter), đặt dưới phần thân giày sau.

Xem thêm  Nhìn lại xu hướng thời trang thập niên 2010s: Khi thời trang đường phố bước lên một đẳng cấp mới

3/ Lỗ xỏ dây (EYELETS): Giày tây cổ thấp phổ biến là 8 và 10 lỗ.

4/ Mũi giày (TOE): Có nhiều dáng như toe cap; wingtip; split toe; moc toe; bicycle…

5/ Thân giày trước (VAMP): Là phần da giày kéo dài từ mũi giày (toe) đến chân lưỡi gà (tongue). Đây cũng chính là phần da dễ bị nhăn nhất trong quá trình mang.

6/ Đế giày (SOLE): bao gồm đế trong (INSOLE) và đế ngoài (OUTSOLE), ở một số mẫu giày có thể bắt gặp đế giữa (MIDSOLE).

7/ Thân giày sau (QUARTER): Phần da bắt đầu từ cuối phần vamp giày kéo dài bao trọn gót chân.

8/ Gót giày (HEEL).

9/ Mũ giày (UPPER): Tên gọi toàn bộ phần da giày

10/ Lớp lót trong giày (LINING): Lớp lót ngay dưới mũ giày, phần tiếp xúc trực tiếp với chân. Một số mẫu giày có thể không có lining như loafers, boots, moccasin nhằm đem lại sự thoải mái, linh hoạt cho người mang. Lining có thể làm từ nhiếu loại chất liệu như: da thật, da công nghiệp, simili, vải …

11/ Miếng độn gót giày: giảm áp lực phần gót chân. Tùy theo hãng sẽ làm 1 nửa hoặc kéo dài đến phần mũi giày.

12/ Đế trong (INSOLE): Lớp trong cùng của đế, tiếp xúc trực tiếp với lòng bàn chân.

13/ SHANK (sườn, xương sống giày): 1 thanh dài có thể làm bằng kim loại hoặc nhựa gắn dưới insole.

14/ Lớp độn (FILLER): chất liệu bằng bần, vải, nhựa đường, giấy …nhằm lấp khoảng trống tạo ra khi gắn nhiễu giày (welt), làm phẵn bề mặt để gắn đế ngoài (outsole) vào.

Xem thêm  Hồi sinh cặp song sinh di sản Aston Martin Vantage V12 Zagato

15/ Nhiễu (WELT): Một dải da chạy quanh giày, kết nối mũ giày (upper), đế trong và đế ngoài.

16/ Đế ngoài (OUTSOLE): Lớp đế tiếp xúc với mặt đất, chất liệu thường gặp là da và cao su.

17/ Gót giày (HEEL): Thường gặp là da, cao su hoặc kết hợp cả hai.

18/ Họa tiết đục lỗ (MEDALLION): là tập hợp những lỗ thành 1 hình dáng cụ thể trên mũi giày.

 

Bạn đọc đừng quên theo dõi những tin tức về sneakers và streetwear, xu hướng thời trang được cập nhật liên tục trên website và fanpage của RAGUS trong thời gian tới nhé.

Xem ngay các mẫu Áo thun / Áo sơ mi / Quần jeans / Quần kaki

Ragus.vn (Nguồn:gallantrystore)

Hơn 100+ mẫu mới mỗi ngày xem ngay Áo / Quần / Giày / Balo / Phụ Kiện Nam

Xem thêm bài viết liên quan

 

 

Các quan điểm và ý kiến ​​được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và KHÔNG ĐƯỢC XEM LÀ LỜI KHUYÊN ĐẦU TƯ. Đầu tư vào hoặc giao dịch tiền điện tử đi kèm với rủi ro mất mát tài chính. Theo dõi Ragus để được cập nhật thông tin nhanh chóng. Fanpage Group Telegram Twitter Youtube

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *