Được tài trợ
Công nghệ

Airbus triển phai cảm biến phát hiện chất lổ mới tại các sân bay

Chia sẻ

Airbus đang triển khai kế hoạch thử nghiệm một thiết bị với tên gọi “mũi điện tử”, được trang bị các tế bào sinh học để mô phỏng khả năng đánh hơi chất lổ của chó nghiệp vụ. Công ty đã triển khai thiết bị với thiết kế hình dáng giống một son sứa, được phát triển bởi công ty khởi nghiệp Thung lũng silicon Koniku, trong các cửa an ninh sân bay vào cuối năm 2020.

Koniku là một công ty nhỏ được thành lập vào năm 2017 và đến nay chỉ có 20 nhân viên làm việc.

Công nghệ mới được vận hành nhờ vào bộ vi xử lý silicon được cấu tạo bởi các tế bào sống. “Chúng tôi đã phát triển một công nghệ có khả năng phát hiện mùi trong không khí và về cơ bản nó sẽ cho bạn biết có những gì trong không khí.” Oshiorenoya Agabi, người sáng lập nói với FT. “Chúng tôi lấy các tế bào sinh học, hoặc tế bào thân kinh, tế bào não, sau đó biến đổi gen chúng để tạo ra một thực thể khứu giác.”

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, các công ty công nghệ đang đẩy mạnh nghiên cứu công nghệ giúp phát hiện các mối nguy sinh học như virus truyền nhiễm trong không khí. Koniku đang nghiên cứu các công nghệ cảm biến tương tự có khả năng “đánh hơi” phát hiện dấu ung thư – tương tự như khả năng “đánh hơi” người bệnh ở chó với độ chính xác cao. “Mỗi sáng thức dậy bạn có thể thở vào thiết bị của chúng tôi… và thiết bị sẽ phân tích chỉ số sức khỏe của bạn. Đó là tầm nhìn lớn của chúng tôi.”, giáo sư Agabi nói.

Các thiết bị cảm biến mới được cho là có thể kiểm tra khách du lịch để tìm dấu chất hóa học độc hại đã có tỉ lệ thành công thấp, do đó nhiều chuyên gia vẫn hoài nghi về công nghệ mới này. Tuy nhiên, với sự hậu thuẫn của Airbus sẽ là bước đệm để giúp cho những sản phẩm của đơn vị này có thể được thương mại hoá một cách nhanh hơn.

Tham khảo Engadget

Được tài trợ

Leave a Comment
Được tài trợ